Hà Nội dự báo tình hình và nhu cầu sử dụng điện trong tháng hè năm 2016

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội vừa thông tin về Dự báo tình hình thời tiết và nhu cầu sử dụng điện trong các tháng chuyển mùa, nắng nóng của Hà Nội năm 2016 và nội dung về phương pháp tính tiền điện với các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trong trường hợp ngành Điện điều chỉnh lịch ghi chỉ số theo điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn lưới điện và thay công tơ định kỳ theo quy định của Luật Đo lường. Cụ thể như sau:

1. Dự báo tình hình thời tiết và nhu cầu sử dụng điện trong các tháng chuyển mùa, nắng nóng của Hà Nội năm 2016:

a. Tình hình thời tiết trong mùa nắng nóng năm 2016 ở khu vực Hà Nội:

Do tác động của hiện tượng El Nino, nắng nóng ở khu vực Hà Nội trong mùa hè năm 2016 được nhận định là sẽ có tần suất cao hơn, gay gắt hơn và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm. Năm 2016 với nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm và nắng nóng gia tăng, căng thẳng khoảng từ 1 đến 2oC, đợt nắng nóng đầu tiên có khả năng đến sớm hơn trung bình nhiều năm. Cụ thể như sau:

Đợt 1: Từ ngày 28/3 đến ngày 01/5/2016: nhiệt độ cao nhất lên tới 38-39oC, đỉnh điểm vào khoảng ngày 9-10/4/2016 và ngày 27/4 ÷ 1/5/2016.

Đợt 2: Từ ngày 1/5 đến ngày 30/5/2016: đỉnh điểm nắng nóng kéo dài từ ngày 10 ÷ ngày 21/5/2016, nhiệt độ lên đến 40oC.

Đợt 3: Tháng 6/2016 là thời điểm cao điểm mùa nắng nóng ở Hà Nội, các thời điểm đầu tháng 6 và cuối tháng 6 có khả năng xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đến trên 10 ngày, nhiệt độ trên 40oC .

Đợt 4: Trong tháng 7/2016 xuất hiện nắng nóng khá cao. Nắng nóng có thể xuất hiện từ đầu đến cuối tháng 7/2016. Trong đó, đỉnh điểm nắng nóng có thể xảy ra vào ngày 20 ÷ 27/7/2016, với nhiệt độ cao nhất có thể lên tới trên 40oC.

Các tháng cuối năm chưa có thông tin dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, EVN HANOI sẽ có thông báo sau.

b. Dự báo nhu cầu sử dụng điện của khách hàng theo thời tiết:

Bảng Tổng hợp số liệu thống kê mức độ sử dụng điện của khách hàng năm 2015 và dự báo nhu cầu sử dụng của khách hàng năm 2016:

 

Nội dung 

Nhu cầu sử dụng điện

 năm 2015

Dự báo tình hình sử dụng điện năm 2016

Tháng 3

Sản lượng điện bình quân ngày

(kWh)

35,104,082

42,124,899

Sản lượng điện bình quân tháng

(kWh)

1,088,226,552

1,305,871,862

Sản lượng điện bình quân ngày cao nhất

(kWh)

38,501,227

46,201,472

Tháng 4

Sản lượng điện bình quân ngày

(kWh)

37,281,924

44,738,309

Sản lượng điện bình quân tháng

(kWh)

1,118,457,727

1,342,149,272

Sản lượng điện bình quân ngày cao nhất

(kWh)

44,513,964

53,416,757

Tháng 5

Sản lượng điện bình quân ngày

(kWh)

48,351,766

58,022,119

Sản lượng điện bình quân tháng

(kWh)

1,498,904,735

1,798,685,682

Sản lượng điện bình quân ngày cao nhất

(kWh)

61,480,000

73,776,000

Tháng 6

Sản lượng điện bình quân ngày

(kWh)

49,850,283

59,820,340

Sản lượng điện bình quân tháng

(kWh)

1,495,508,489

1,794,610,187

Sản lượng điện bình quân ngày cao nhất

(kWh)

61,158,000

73,389,600

Tháng 7

Sản lượng điện bình quân ngày

(kWh)

49,173,097

59,007,716

Sản lượng điện bình quân tháng

(kWh)

1,524,366,000

1,829,239,200

Sản lượng điện bình quân ngày cao nhất

(kWh)

67,234,000

80,680,800

 

 

Năm 2015, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trong những tháng mùa hè bình quân 43,952,230 kWh/ngày và đỉnh điểm lên tới 67,234,000 kWh/ngày. Dự báo năm 2016, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng mùa hè tăng, bình quân tới 52,742,676 kWh/ngày và đỉnh điểm lên tới 80,680,800 kWh/ngày.

2. Phương pháp tính tiền điện với các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trong trường hợp ngành Điện điều chỉnh lịch ghi chỉ số theo điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn lưới điện và thay công tơ định kỳ theo quy định của Luật Đo lường:

a. Ngành điện điều chỉnh lịch ghi chỉ số:

Đối với khách hàng mua điện mục đích sinh hoạt: Các mức bậc thang để tính tiền điện được xác định trên cơ sở số ngày sử dụng điện thực tế của khách hàng, theo công thức:

Trong đó:

ti - Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);

Mqi - Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá (kWh);

N - Số ngày tính tiền (ngày);

T - Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề (ngày);

h - Số hộ dùng chung;

(Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị)

b. Thay công tơ định kỳ theo quy định của Luật Đo lường:

Cách tính lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện (S) = Sản lượng điện tiêu thụ trước khi thay công tơ (Sc)+ Sản lượng điện tiêu thụ sau khi thay công tơ điện (Sm). Cụ thể:

Sc= chỉ số ghi được trên công tơ cũ vào thời điểm treo tháo công tơ – chỉ số công tơ tháng n.

Sm= chỉ số công tơ tháng (n+1) - chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo tháo công tơ.

Ví dụ: Hóa đơn tiền điện tháng 4 từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016 (chỉ số công tơ tháng 3 là 9.998):

Ngày 26/3/2016, Công ty Điện lực tiến hành thay công tơ định kỳ, chỉ số ghi trên công tơ cũ vào thời điểm tháo công tơ là 10.142, chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo công tơ là 0.

Ngày 10/4/2016, Công ty ghi chỉ số công tơ tháng 4, chỉ số công tơ tháng 4 là 275.

Như vậy, Sc = 10.142 – 9.998 = 144 kWh, Sm = 275 - 0 = 275 kWh

Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện (S) = 419 kWh.

Tiền điện phải thanh toán (có thuế VAT) trong kỳ hóa đơn từ 11/3 đến 10/4/2016 (có thay công tơ ngày 26/3/2016) là: 938.413 đồng.

3. Ảnh hưởng các đợt nắng nóng đến sản lượng điện tiêu thụ và hóa đơn tiền điện:

3.1. Kỳ ghi chỉ số phát hành hóa đơn đối với khách hàng mua điện mục đích sinh hoạt của Tổng công ty Điện lực TP Hà nội hầu hết kéo dài từ ngày 3 đến 20 hàng tháng và đặc thù của ngành Điện là khách hàng dùng điện trước, thanh toán tiền sau. Do vậy EVN HANOI dự báo hóa đơn tiền điện của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng do các đợt nắng nóng như sau:

+ Hóa đơn tiền điện tháng 4 của khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nắng nóng do lịch ghi chỉ số của khách hàng vào trước thời điểm nắng nóng.

Bảng thống kê sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng khi ảnh hưởng của nắng nóng năm 2016 Đợt 1:

 

Phiên ghi chỉ số

Số ngày chưa bị ảnh hưởng nắng nóng

Số ngày bị ảnh hưởng nắng nóng

Từ ngày 4/3 đến ngày 3/4/2016

24

7

Từ ngày 5/3 đến ngày 4/4/2016

23

8

Từ ngày 6/3 đến ngày 5/4/2016

22

9

Từ ngày 7/3 đến ngày 6/4/2016

21

10

Từ ngày 8/3 đến ngày 7/4/2016

20

11

Từ ngày 9/3 đến ngày 8/4/2016

19

12

Từ ngày 10/3 đến ngày 9/4/2016

18

13

Từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016

17

14

Từ ngày 12/3 đến ngày 11/4/2016

16

15

Từ ngày 13/3 đến ngày 12/4/2016

15

16

Từ ngày 14/3 đến ngày 13/4/2016

14

17

Từ ngày 15/3 đến ngày 14/4/2016

13

18

Từ ngày 16/3 đến ngày 15/4/2016

12

19

Từ ngày 17/3 đến ngày 16/4/2016

11

20

Từ ngày 18/3 đến ngày 17/4/2016

10

21

Từ ngày 19/3 đến ngày 18/4/2016

9

22

Từ ngày 20/3 đến ngày 19/4/2016

8

23

 

Tương tự như vậy, Hóa đơn tiền điện tháng 5, 6 và 7 : Tương tự các phiên ghi chỉ số như trên, số ngày sử dụng điện các tháng nằm trọn trong giai đoạn nắng nóng, dự báo hóa đơn tiền điện tháng 5, 6 và 7 tăng cao do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát tăng cao.

 

3.2. Ví dụ điển hình khách hàng sử dụng điện khi chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng:

Ví dụ điển hình một hộ sử dụng điện thông thường

STT

Thiết bị

Đơn vị

Công suất

(kW)

Số lượng

Thời gian sử dụng

(giờ)

S.lượng bình quân ngày

(kWh)

Ghi chú

1

Đèn neon

bộ

0.04

8

7

2.24

 

2

Quạt trần

cái

0.075

2

5

0.75

 

3

Quạt cây

cái

0.048

3

10

1.44

 

4

Tủ lạnh

cái

0.15

1

24

3.6

 

5

Máy giặt

cái

0.4

1

1

0.4

 

6

Ấm đun nước

cái

1

1

0.3

0.3

 

7

Bàn là

cái

1

1

0.3

0.3

 

Bình quân sử dụng điện 1 ngày khi chưa sử dụng

thiết bị làm mát

9.03

 

8

Khi sử dụng Điều hòa nhiệt độ

(9000BTU)

cái

0.845

1

11

9.295

Dùng từ 19h đến 6h sáng hôm sau

 

Ví dụ cho hóa đơn tiền điện tháng 4 từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016 (có 17 ngày sử dụng điện chưa bị ảnh hưởng nắng nóng không dùng điều hòa và 14 ngày sử dụng điện nắng nóng, có dùng điều hòa).

Ghi chú:

1. Bình quân ngày không dùng điều hòa điện năng sử dụng là: 9.03 kWh

Nên sản lượng điện bình quân một tháng (từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016) khi không dùng điều hòa là: 9.03 x 31 ≈ 280 kWh

2. Bình quân ngày nóng dùng điều hòa khi thời tiết chuyển mùa (Điều hòa 9000BTU - loại điều hòa có công suất nhỏ nhất trên thị trường):

2.1 Dùng 1 điều hòa điện năng sử dụng là: 18.325 kWh

Nên sản lượng điện bình quân một tháng (từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016) khi 17 ngày không dùng điều hòa và 14 ngày dùng 1 điều hòa là: 9.03 x 17 + 18.325 x 14 ≈ 410 kWh

2.2 Dùng 2 điều hòa điện năng sử dụng là: 27.620 kWh .

Nên sản lượng điện bình quân một tháng (từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016) khi 17 ngày không dùng điều hòa và 14 ngày dùng 2 điều hòa là: 9.03 x 17 + 27.620 x 14 ≈ 540 kWh

2.3 Dùng 3 điều hòa điện năng sử dụng là: 36.915 kWh

Nên sản lượng điện bình quân một tháng (từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016) khi 17 ngày không dùng điều hòa và 14 ngày dùng 3 điều hòa là: 9.03 x 17 + 36.915 x 14 ≈ 670 kWh

Ta có bảng sau:

Nội dung

SL Bình quân tháng

(kWh)

Tiền điện

có thuế

(đồng)

So sánh

với tháng không dùng điều hòa

(lần)

SL

Tiền

Tháng không dùng điều hòa

≈ 280

≈ 559,691

 

Tháng nắng nóng dùng điều hòa

(9000BTU)

1 điều hòa

≈ 410

≈ 912,802

≈ 1.47

≈ 1,63

2 điều hòa

≈ 540

≈ 1,282,743

≈ 1.93

≈ 2.3

3 điều hòa

≈ 670

≈ 1,652,684

≈ 2.4

≈ 2,95

 

Mặt khác, giá điện sinh hoạt được xây dựng theo mức bậc thang, nếu khách hàng tiêu thụ điện năng càng nhiều thì mức giá điện càng tăng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng (từ kWh 401 trở lên khách hàng sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất: 2.587 đ/kWh).

4. Chuyên gia khuyến nghị về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả:

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi: Trời càng nóng thì máy điều hòa càng tốn điện. Có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, trời càng nóng thì hiệu quả năng lượng của máy càng giảm. Thứ hai, nhiệt độ ngoài trời càng nóng thì tổn thất nhiệt từ ngoài môi trường vào trong phòng càng tăng, máy phải làm việc đầy tải và hết công suất nên tiêu tốn điện năng sẽ rất cao.

Tổn thất nhiệt này được tính bằng công thức Q = k.F.Δt. Trong đó: k là hệ số truyền nhiệt, coi như không đổi. F là diện tích của vách, trần, nền nhà cũng không đổi. Δt là hiệu nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và trong nhà, nó phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.

Ví dụ, nếu nhiệt độ ngoài trời là 30oC, nhiệt độ trong nhà đặt 25oC thì hiệu nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và trong nhà lúc này là 5 độ. Nếu nhiệt độ ngoài trời là 40oC thì hiệu nhiệt độ là 15 độ và tổn thất nhiệt sẽ tăng lên gấp ba. Khi đó, máy điều hòa phải làm việc gấp ba lần, lượng điện tiêu thụ cũng tăng lên gấp ba lần.

Thực tế thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu tốn điện năng cho điều hòa. Ví dụ, phòng ở không cách nhiệt tốt, không kín khí hoặc sử dụng máy điều hòa lâu năm, công nghệ cũ thì càng tốn nhiều điện hơn.

Lắp đặt máy điều hòa không đúng cách cũng làm tiêu tốn nhiều điện năng, thậm chí làm cháy, hỏng máy. Ví dụ như dàn nóng ở bên ngoài lắp ở vị trí mà ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc có vật cản che phía trước, dàn lạnh trong phòng nếu lắp không đúng vị trí khiến không khí điều hoà không được phân phối đồng đều trong phòng cũng là nguyên nhân gây tốn điện...

Ngoài ra, điều hòa tiêu tốn nhiều điện còn do thói quen của người sử dụng. Nhiều người bật máy lên là cài đặt nhiệt độ xuống thấp nhất có thể. Việc làm đó không làm cho nhà mát nhanh hơn mà còn lãng phí điện năng không cần thiết. Cứ giảm xuống 1 độ thì điều hòa đã tốn thêm 5-7% điện năng. Do đó, đặt nhiệt độ trong phòng càng gần nhiệt độ ngoài trời thì sẽ tiết kiệm điện. Hoặc nhiều người có thói quen chỉ tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa. Trong trạng thái này, điều hòa vẫn tiêu thụ khoảng 15 W điện chờ, tức là cỡ 2 bóng đèn nhỏ.

 

5. Khuyến cáo cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả của EVN HANOI:

- Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện khi không sử dụng thiết bị.

- Lắp đặt thiết bị điện khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm.

(Sáng từ 9h30 – 11h30; Tối từ 17h00- 20h00).

- Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được dán nhãn ngôi sao năng lượng của Bộ Công thương.

- Điều hòa là thiết bị sẽ tiêu tốn nhiều điện năng nhất nên để giảm tiền điện khi sử dụng điều hòa Quý khách hàng cần lưu ý:

+ Cứ giảm 1 độ C của điều hòa thì sản lượng điện tiêu thụ sẽ tăng ít nhất 7%. Vì vậy, ban ngày nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa từ 25oC trở lên và ban đêm từ 27 – 28oC.

+ Cần định kỳ bảo trì: vệ sinh tấm lọc bụi của điều hòa ít nhất 3 tháng một lần, bảo dưỡng định kỳ điều hòa ít nhất 1 năm 1 lần.

+ Điều hòa sử dụng công nghệ inverter có thể tiết kiệm từ 30 đến 35% điện năng tiêu thụ.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giải đáp thỏa đáng thắc mắc của khách hàng sử dụng điện, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội kính đề nghị Quý báo gửi các ý kiến đóng góp, thắc mắc của độc giả về địa chỉ email:evnhanoi@evnhanoi.vn hoặc trực tiếp điện thoại tới Trung tâm chăm sóc khách hàng (trực 24/7): 19001288 – (04)22222.000 để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp.


  • 14/04/2016 10:42
  • Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
  • 9718


Gửi nhận xét