(Ảnh minh họa)
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu khẳng định: Điện làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn và đời sống của người nông dân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngành nghề nông thôn, dịch vụ phát triển, 81% lao động nông thôn có việc làm thường xuyên. Cơ giới hóa trong nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ với 91% diện tích đất sản xuất được làm bằng máy, riêng khâu thu hoạch lúa đạt trên 70%; diện tích lúa được tưới tiêu chủ động cũng đạt rất cao, trên 90%.
Thừa Thiên - Huế là đã bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn tại hơn 139 xã, phường, thị trấn chiếm 91,45% số xã có điện, hơn 102.558 hộ dân nông thôn mua điện trực tiếp từ ngành điện chiếm 80,18% số hộ dân nông thôn sử dụng điện cùng một giá như người dân đô thị theo quy định của Chính phủ. Các mô hình quản lý kinh doanh điện khác như công ty cổ phần, hợp tác xã tiêu thụ điện… mua tại công tơ tổng trạm biến áp rồi bán lẻ tới các hộ dân tuy vẫn còn hoạt động nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Từ nay đến năm 2015, Điện lực Thừa Thiên - Huế đang triển khai các dự án lớn để hoàn chỉnh mạng lưới điện, giảm thiểu tình trạng tổn thất điện năng gồm: Dự án lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế (RD); dự án thành phần nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế (ADB); dự án nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn, vay vốn (KfW) giai đoạn 2; dự án cải tạo các nhánh rẽ hạ áp sau tiếp nhận 23 xã thuộc dự án ReII tỉnh Thừa Thiên - Huế của 2 giai đoạn; dự án sửa chữa lưới điện hạ áp sau tiếp nhận của 23 xã dự án ReII; dự án cải tạo lưới điện nông thôn tiếp nhận với tổng quy mô xây dựng và cải tạo 378 km đường dây trung áp; 1.115 km đường dây hạ áp; 158 trạm biến áp với tổng dung lượng 19.815kVA với tổng mức đầu tư 603 tỷ đồng...