5 bước giúp nhà quản lý tuyển dụng hiệu quả

Là người quản lý, muốn công việc thuận lợi, doanh nghiệp phát triển, bạn không những cần phải phân công công việc phù hợp mà còn phải biết phỏng vấn và lựa chọn nhân lực. Hãy thực hiện 5 bước sau để cải thiện khả năng tuyển dụng của bạn.

(Hình minh họa)

Xác đnh rõ điều bn cn t nhân viên ca mình. Dành thời gian tìm hiểu về cách hành xử, khả năng tư duy, kinh nghiệm và những yêu cầu về thể chất mà bạn cần ở ứng viên của mình. Mọi người có xu hướng tuyển dụng người có kỹ năng, nhưng bạn nên quan tâm đến cả cách ứng xử. Hãy tuyển người luôn đi làm đúng giờ, chăm chỉ, biết giao tiếp với mọi người và không phải là người thích mang về nhà những thứ không thuộc về họ. Hãy đặt nhiều câu hỏi, sử dụng trực giác của bạn và tìm hiểu kỹ về ứng viên trước khi bạn quyết định nhận họ vào làm.

Xác đnh nhng quyn li bn có th dành cho nhân viên. Bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều công ty lớn, nơi mà nhân viên của họ có rất nhiều quyền lợi. Nhưng bạn cũng có thể dành cho nhân viên của mình nhiều quyền lợi không kém. Ở những doanh nghiệp nhỏ, nhiều người thích cảm giác “như một gia đình” tại nơi làm việc, nơi mà những ý kiến của họ sẽ được lắng nghe và nhân viên có thể hỗ trợ nhau trong những mảng công việc khác nhau. Ở những công ty lớn, mảng công việc thường rất hẹp và sự sáng tạo cũng bị hạn chế.

M rng phm vi la chn, nhưng tiêu chí phi tp trung. Đừng ngại xem xét hàng chục hồ sơ xin việc vì một khi bạn biết chính xác bạn muốn gì ở nhân viên của mình và có thể mang đến những quyền lợi gì cho họ, bạn sẽ nhanh chóng xác định được một vài người phù hợp trong số hàng chục hồ sơ xin việc đó.

Tham kho ý kiến và tìm hiu phương thc khác nhau trong tuyn dng. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng nghĩ rằng họ phải một mình làm tất cả mọi việc trong việc tuyển dụng: Viết bản mô tả công việc, viết quảng cáo, xem xét hồ sơ xin việc, phỏng vấn... Nhưng bạn nên để mọi người tham gia cùng. Mỗi người có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau và những ý kiến đó thực sự có giá trị. Bạn có thể mời một người có kinh nghiệm ngồi cùng bạn khi phỏng vấn và sau đó cùng bạn đánh giá lại.

Kim tra kỹ thông tin v ng viên. Nhiều hồ sơ xin việc đưa ra thông tin không đúng với thực tế của ứng viên. Hơn 50% số hồ sơ xin việc có thông tin sai lệch, do đó cần kiểm tra cẩn thận. Ứng viên thường đưa cho bạn danh sách những người sẽ chỉ nói tốt về họ. Nhưng có một cách để bạn kiểm tra kỹ hơn. Khi nói chuyện với người do ứng viên giới thiệu, bạn có thể hỏi xem người đó có biết ai khác cũng làm cùng với ứng viên hay không và hỏi thêm đánh giá của người đó về ứng viên của bạn.

Đồng thời, bạn cũng nên đặt những câu hỏi cụ thể thay vì hỏi chung chung. Ví dụ thay vì hỏi: “John có phải là một nhân viên tốt không” bạn có thể hỏi: “Anh có thể mô tả cách mà John tiếp xúc với khách hàng được không?”

Công việc tuyển dụng khá vất vả và thực sự là như vậy. Nhưng làm một lần thật cẩn thận còn hơn phải làm đi làm lại nhiều lần. Thực hiện đúng quy trình nêu trên, cùng với việc đào sâu tìm hiểu trong khi phỏng vấn, kiểm tra bạn sẽ tìm được nhân viên ưng ý.


  • 24/07/2013 11:05
  • Thu Huyền (biên dịch theo www.inc.com)
  • 1770


Gửi nhận xét