Nói tiếp đi
“Nói tiếp đi” là một cấu trúc hoàn hảo. Nó hàm ý bạn đang đưa ra yêu cầu. Và câu trả lời “Không” không được chấp nhận. Nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Người đối thoại có cảm giác bắt buộc phải tiếp tục. Và nó cũng không giới hạn câu chuyện trong một phạm vi nào. Bạn bảo họ nói tiếp, nhưng không bảo họ nói tiếp về cái gì. Họ sẽ nói về điều tiếp theo xuất hiện một cách logic trong ý nghĩ của họ. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những điều bất ngờ từ phía người đối thoại khi bảo họ “nói tiếp đi”. Điều đó sẽ giúp ích trong việc giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Cách này cũng rất hữu ích khi bạn dùng trong các cuộc phỏng vấn.
Hình minh họa
|
Bạn cảm thấy thế nào?
Nếu hỏi: “Anh nghĩ thế nào?”, bạn sẽ nhận được một câu trả lời logic. Rất tiếc, một câu trả lời logic không giúp bạn giải quyết được công việc một cách hiệu quả bởi con người là động vật có cảm xúc.
Nếu như bạn hỏi một người là: “Anh cảm thấy thế nào?”. Câu hỏi đó sẽ mở khóa một phần hoàn toàn khác thuộc về con người đó. Bạn sẽ đến được với nỗi sợ hãi của họ, mong ước của họ, động cơ của họ, cảm giác an toàn của họ với câu hỏi này. Việc hiểu rõ về nhân viên giúp bạn lãnh đạo họ tốt hơn. Bạn thực sự nên dùng từ “cảm thấy” nhiều hơn nếu bạn muốn hiểu những người quanh bạn quan tâm đến điều gì.
Tôi tin là anh hiểu
Là người lãnh đạo, chúng ta phải ra những quyết định khó khăn, phải thông báo những tin không vui, phải nói không với những yêu cầu của nhân viên... Thường chúng ta cảm thấy không thoải mái khi phải làm như vậy,
Hãy thử cách này - khi bạn phải thông báo những tin không vui, hay phải từ chối một yêu cầu nào đó của nhân viên, hãy nói thêm một câu “tôi tin là anh hiểu”. Nếu họ thực sự hiểu tại sao bạn làm như vậy tức là bạn đã gợi mở được phần lý trí trong họ, dù họ không vui khi bị nghe tin bạn thông báo hoặc khi bị bạn từ chối. Nhờ đó bạn sẽ tránh được việc bị họ phản đối. Không ai muốn tỏ ra thiếu cảm thông trước những khó khăn của người khác. Nếu như họ không hiểu tại sao bạn lại quyết định như vậy hoặc tại sao bạn từ chối thì với câu nói “tôi tin là anh hiểu” sẽ mở ra cơ hội giúp bạn và họ có cơ hội để trao đổi, giải thích và nói rõ thêm tình huống. Tất nhiên, cũng có những người im lặng kể cả khi họ không hiểu vì họ không muốn tỏ ra ngu ngốc.
Nếu phải từ chối tham gia một cuộc họp định kỳ vì quá bận, thay vì nói với người điều hành cuộc họp là “Xin lỗi, tôi không tham gia cuộc họp này nữa”, bạn có thể nói “Tôi phải từ chối tiếp tục tham gia cuộc họp này. Hiện nay tôi quá bận để có thể tham gia cuộc họp một cách hiệu quả. Tôi sẵn sàng chia sẻ ý kiến chuyên môn của tôi một khi thực sự cần thiết, nhưng tôi không thể tham gia họp được nữa. Tôi tin là anh hiểu”. Đó thực sự là một cách nói hiệu quả. Không ai lại không thể thông cảm cho một người quá bận rộn như vậy.
Hãy thử ba câu nói trên. Bạn sẽ ngạc nhiên một cách thích thú với kết quả của nó.