Nhiều người bị hút quá sâu vào một công việc trong khi chẳng còn đam mê gì với nó . Ảnh minh họa
|
1. Tạo ra đam mê
Niềm đam mê là một cái gì đó được nuôi dưỡng, trau dồi theo thời gian, hoàn toàn không phải bẩm sinh đã có. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đặc điểm khiến cho mọi người yêu công việc của mình là rất chung chung, có thể được tìm thấy trong nhiều nghề nghiệp khác nhau. Hãy lựa chọn một công việc có những đặc thù mà mình muốn và xây dựng một niềm đam mê với nó.
2. Phải hành động
Bạn không thể xác định niềm đam mê của mình bằng cách nghĩ về nó mà phải hành động. Hãy đăng ký một lớp học, thử làm một điều gì đó mới mẻ. Thông qua những hoạt động thực tế ở nhiều lĩnh vực, bạn có thể tìm ra niềm đam mê của mình
3. Đừng quá sốt sắng
Ví dụ, bạn yêu thích việc làm bánh nướng và bạn mở một cửa hàng. Tuy nhiên, việc thức dậy vào lúc bình minh mỗi ngày, nướng hàng trăm chiếc bánh; phải đối phó với những khách hàng khó tính và sự căng thẳng về vấn đề tài chính có thể khiến bạn quay lại ghét chính niềm đam mê của mình. Bởi vậy, trước khi gắn bản thân vào một kế hoạch với niềm đam mê, hãy xác định xem công việc thực tế có thực sự hấp dẫn bạn hay chỉ là nhất thời.
4. Đam mê gắn với phong cách sống
Việc tìm kiếm niềm đam mê trong công việc gắn liền với việc bạn tìm kiếm phong cách sống mà bạn thích. Thay vì nghĩ xem mình thích công việc gì, hãy thử nghĩ xem bạn thích sống cuộc sống như thế nào. Từ đó, xác định ngược trở lại một nghề có thể giúp bạn có được cuộc sống như mong muốn.
5. Đam mê có thể thay đổi
Cuộc sống luôn biến động, và đôi khi niềm đam mê cũng thay đổi theo. Rất ít người trong chúng ta may mắn để đeo đuổi một niềm đam mê suốt cả cả đời. Nhiều khi, chúng ta đã bị hút quá sâu vào một công việc trong khi niềm đam mê với nó đã không còn. Bởi vậy, bạn nên xác định rằng, đam mê có thể thay đổi theo thời gian, điều quan trọng là phải biết lúc nào nên dừng lại, lúc nào nên tiến bước để gặt hái thành công.