Bốn câu nói mang lại hiệu quả bất ngờ cho công việc

Tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi, lỡ lời, đánh giá sai tình huống lúc này hoặc lúc khác. Nhưng không phải ai cũng muốn thú nhận sai lầm, đặc biệt trong một môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.

Ảnh minh họa

Chuyên gia và bậc thầy nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo - John C. Maxwell đã nói: “Một người đàn ông phải có đủ can đảm để thừa nhận sai lầm, đủ khôn ngoan để tạo ra lợi ích từ sai lầm đó, và phải đủ mạnh mẽ để sửa chữa nó”.

Tôi đã học được điều cực kỳ quan trọng này từ khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình với NBC TV (một hãng truyền hình Mỹ). Ngày đó tôi làm trợ lý cho phó giám đốc kinh doanh. Một lần, tôi đã mắc một sai lầm nghiêm trọng và làm cho sếp của tôi thực sự thất vọng. Bà lập tức yêu cầu tôi có mặt. Tôi muốn tìm cách phòng thủ, bản năng đấu tranh nổi lên, nhưng ơn trời, đến thời điểm quyết định, tôi đã thực hiện một cách tiếp cận hợp lý hơn. Tôi đã nói như sau:

“Tôi đã sai. Tôi xin li. Tôi biết tôi còn phi hc hi nhiu. Xin hãy cho tôi cơ hi sa cha sai lm này”.

Rõ ràng lời xin lỗi khiêm nhường từ một nhân viên trẻ tuổi đầy tham vọng đã vượt xa sự mong đợi. Tôi không bao giờ quên được ánh mắt của sếp tôi khi đó: Ngạc nhiên, phân vân, chấp thuận...

Tại chính giây phút đó, tôi biết tôi đã làm một việc đúng.

Kinh nghiệm này là điều tôi luôn ghi nhớ mãi sau này - trung thực và khiêm nhường sẽ đưa bạn tiến xa. Nó giúp phát triển các mối quan hệ, ngăn chặn sự đối đầu không cần thiết, tiết kiệm thời gian, tạo dựng niềm tin. Sai lầm mắc phải đáng lẽ có thể hủy hoại sự nghiệp của tôi, nhưng cuối cùng tôi lại tạo được sự tin tưởng ở lãnh đạo và mở ra một cánh cửa để học hỏi, phát triển và thăng tiến.

Bạn có thể thử một trong các cách nói sau, chỉ cần hạn chế bớt một chút "cái tôi" của bạn, hiệu quả sẽ thực sự bất ngờ.

Tôi xin li

Một lời xin lỗi ngắn gọn, nhẹ nhàng sẽ giảm nhẹ sự tức giận hoặc chống đối. Hãy làm dịu không khí căng thẳng với những từ ngữ đơn giản này. Cuộc đối thoại sẽ trở nên ít căng thẳng hơn và giải pháp cho vấn đề cũng dễ được tìm ra hơn.

Tôi đã sai

Thừa nhận sai sót là cách để xóa bỏ sai sót. Không cần phòng thủ, cũng không cần bào chữa. Thật là nhẹ nhõm. Thừa nhận sai lầm và sửa chữa sai lầm. Chỉ đơn giản như vậy.

Tôi cn s giúp đ

Chấp nhận sự thật là không phải cái gì bạn cũng biết. Một chủ doanh nghiệp giỏi là người biết tập hợp quanh mình những người giỏi. Biết tận dụng sự hỗ trợ, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và giảm căng thẳng.

Tôi không biết

Bạn có nghĩ bạn phải luôn biết được câu trả lời. Không phải vậy đâu. Kể cả các chuyên gia cũng không thể nào biết được mọi thứ. Hãy đối mặt với sự thật đó. Đây là một cơ hội để học hỏi và phát triển, điều mà các quản lý đều cần làm.


  • 13/08/2013 10:23
  • Thu Huyền (biên dịch theo www.inc.com)
  • 1503


Gửi nhận xét