Cần hiểu được nhu cầu của nhân viên để có biện pháp khích lệ hiệu quả

Không có lòng nhiệt tình từ lãnh đạo đến nhân viên thì cũng không có sự trung thành từ nhân viên đến lãnh đạo. Người quản lý cần hiểu nhu cầu tâm lý của nhân viên, phá bỏ tư duy quản lý thông thường để có cơ chế khích lệ hiệu quả cao.

Cần hiểu được nhu cầu của nhân viên để có biện pháp khích lệ hiệu quả. Nguồn ảnh: Internet

Nhiều người quản lý cho rằng, nhân viên chỉ coi trọng tiền bạc và vật chất nên họ chỉ cần “áp” tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, phân chia lợi nhuận, trợ cấp... Từ đó, coi việc thưởng tiền là biện pháp và cách thức quan trọng nhất khích lệ nhân viên. Tuy nhiên, không phải tất cả nhân viên đều thuộc chủ nghĩa kim tiền.

Đa số họ không chỉ cần nhu cầu vật chất cơ bản mà còn có nhu cầu tinh thần, như sự quan tâm, trân trọng, tình hữu nghị, danh dự, địa vị... Do vậy, người quản lý doanh nghiệp cần nhận thức được rằng, không phải động lực của tất cả nhân viên đều xuất phát từ tiền bạc và vật chất.

Nhà tâm lí học nổi tiếng người Mĩ - Abraham Maslow đã đưa ra lý luận về năm thứ bậc nhu cầu của con người. Hiểu được lý luận về năm thứ bậc nhu cầu con người của Maslow rất quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp.

Trong môi trường quản lý doanh nghiệp hiện đại, cần thực hiện cơ chế khích lệ nhân viên có hiệu quả cao và mang tính thiết thực, đúng đắn, do đó nhất thiết phải tìm hiểu nhu cầu tâm lý của người lao động để có thể đáp ứng nhu cầu của họ một cách thiết thực nhất.

Maslow chia nhu cầu của con người thành 5 cấp bậc, từ thấp đến cao giống hình kim tự tháp dưới đây:

Căn cứ vào Lý thuyết nhu cầu của Maslow, kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có thể tổng kết nhân viên có những nhu cầu sau:

1. Nhu cầu an toàn và sức khỏe: Con người hiện đại càng ngày càng coi trọng sự an toàn và sức khỏe, nếu không vì cuộc sống mưu sinh, hầu như tất cả mọi người đều không muốn làm công việc tổn hại đến sức khỏe của bản thân. Ở vị trí làm việc của mình, tất cả nhân viên đều hy vọng doanh nghiệp bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho họ.

2. Nhu cầu tình cảm: Nhân viên đương nhiên không muốn ngày nào mình cũng phải đối mặt với người quản lý có bộ mặt lạnh băng và nghiêm khắc, khó gần. Họ mong muốn được làm việc trong môi trường thoải mái, hy vọng mình được lãnh đạo và đồng nghiệp quan tâm. Đặc biệt khi gặp khó khăn, tâm lý của nhân viên sẽ trở nên yếu đuối, do đó họ càng cần sự quan tâm của doanh nghiệp.

3. Nhu cầu tôn trọng: Nhân viên không chỉ mong muốn nhận được sự tôn trọng của người quản lý và đồng nghiệp, mà còn hy vọng các quyền lợi khác của mình cũng được tôn trọng. Doanh nghiệp cần để nhân viên thấy rằng nhu cầu tinh thần, đãi ngộ vật chất... của họ cũng được tôn trọng.

Sự tôn trọng là chất kích thích khiến nhân viên tự tin và bộc lộ tinh thần hăng hái. Sự tôn trọng lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần lớn, giúp cho giữa các nhân viên trong doanh nghiệp trở nên gắn bó hơn, thúc đẩy việc hình thành sự đoàn kết gắn bó trong tập thể doanh nghiệp.

Nếu người quản lý không đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên, hiểu và tôn trọng họ thì sẽ đưa ra những quyết định và phán đoán đi ngược lại với suy nghĩ của họ, hạ thấp sự tích cực, khiến lòng nhiệt tình của họ giảm xuống và họ sẽ coi công việc như một kiểu đối phó.

4. Nhu cầu phát triển và thể hiện bản thân: Nhân viên nào cũng có kế hoạch phát triển sự nghiệp và lý tưởng cá nhân, hơn nữa rất nhiều người muốn thông qua công việc để thực hiện mục tiêu này. Nếu doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho nhân viên, đáp ứng nhu cầu phát triển của họ, nhân viên sẽ rất tận tâm với doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên muốn thực hiện giá trị của bản thân qua công việc, mong muốn cấp trên thừa nhận mình, đồng thời hy vọng doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc cần thiết và môi trường làm việc tự do để bản thân họ có thể phát huy hết năng lực của bản thân. Đồng thời, nhân viên cũng rất để ý đến thành quả công việc của mình có được lãnh đạo, đồng nghiệp coi trọng và thừa nhận hay không.

5. Nhu cầu cá nhân: 

Ví dụ: Điều mà một số nhân viên mong muốn nhất không phải là tiền lương, mà chính là thời gian làm việc tự do, thoải mái. Đối với họ, được làm việc tự do còn quan trọng hơn tiền bạc. Đương nhiên, một số nhu cầu của nhân viên cũng đi ngược lại chế độ của công ty, công ty có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định có đáp ứng nhu cầu đó hay không.

Nhân viên có độ tuổi khác nhau, giai đoạn làm việc khác nhau lại có yêu cầu khác nhau. Theo điều tra, nhân viên từ 18~30 tuổi rất quan tâm đến “tiền lương” và “cơ hội học tập”; nhân viên từ 30~45 tuổi rất quan tâm đến “môi trường phát triển lâu dài” và “cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp”; nhân viên từ 45 tuổi trở lên không có nhu cầu học tập và thăng tiến, mà là chế độ hưu trí, bảo hiểm có tốt hay không.

Tóm lại, nếu người quản lý doanh nghiệp không thu được hiệu quả khích lệ lý tưởng thì cần xem xét bản thân đã thực sự hiểu nhu cầu của nhân viên chưa, đặc biệt là nhu cầu về mặt tinh thần của họ.


  • 23/07/2021 04:42
  • Thảo Nguyên (TH)
  • 3108