Biết khi nào cần xin lỗi và cũng nên biết lúc cần "phớt lờ" trước sai lầm của mình (ảnh minh họa)
|
1. Biết khi nào cần xin lỗi
Chịu trách nhiệm về hành động của mình là giải pháp khi bạn thừa nhận sai lầm. Alexandra Lavit, tác giả cuốn sách “Công việc mới, con người mới: Để tái sáng tạo bản thân trong sự nghiệp mới”, nói: “Thừa nhận sai lầm là việc làm đúng đắn. Hãy xin lỗi từng người có liên quan và nói rằng đó chỉ là hành động nông nổi, trong lúc bạn không kiểm soát được bản thân mình. Nếu người đó vẫn chưa “xuôi”, hãy tìm mọi cách để cải thiện mối quan hệ của các bạn”.
Biết nhận lỗi và hành động để giải quyết vấn đề nhanh chóng chính là chìa khóa để phong tỏa những hành động kì quặc chốn công sở.
2. Biết khi nào nên phớt lờ “tai nạn”
Đôi khi phớt lờ vấn đề lại là giải pháp tốt hơn nhắc lại mọi việc. “Nếu bạn thực sự không thể làm gì để tình hình khá hơn, tốt nhất là hãy phớt lờ nó. Khơi mào lại vấn đề chỉ khiến bạn thu hút sự chú ý của nhiều người và khiến sự việc phức tạp hơn”, Barbara Patcher, đồng tác giả cuốn sách “ Những nguyên tắc mới trong công việc”, đưa ra lời khuyên.
John, nhân viên một công ty xuất bản ở New York, đã vô tình gửi nhận xét châm biếm về vị giám đốc bần tiện của mình tới một số đồng nghiệp. Lúc đầu, anh ấy đã rất lo lắng và không biết phải làm gì. Cuối cùng anh quyết định không làm gì cả và việc đó lại đem lại hiệu quả. John cho biết: “Tôi không bị gọi tới phòng giám đốc và cũng không thấy ai nói gì về nhận xét đó. Tôi đã cố gắng tránh mặt mọi người trong 6 tháng và cuối cùng cũng không bị sa thải”.
Chiến lược không hành động này cũng hữu ích trong trường hợp một bức ảnh “không đẹp” của bạn bị truyền đến tay người khác. Levit cho biết: “Đôi khi bạn không nên chủ động nhắc lại vấn đề nếu đồng nghiệp không hỏi tới và hầu hết mọi người sẽ không nói tới nếu đó là một chủ đề nhạy cảm”.
3. Lưu ý khi hẹn hò nơi công sở
Nếu hẹn hò với đồng nghiệp trong công ty, bạn nên giữ bí mật mối quan hệ đó trong vòng có thể, ít nhất là giai đoạn đầu. Nếu không, chuyện tình yêu của bạn có thể trở thành chủ đề bàn tán trong mọi cuộc nói chuyện phiếm ở công sở. Và nếu 2 người bị bắt gặp với những hành động lãng mạn, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, lời xì xào sẽ khắc nghiệt hơn, rằng 2 bạn không tập trung làm việc và ảnh hưởng tới lợi ích công ty…
4. Đề phòng những trục trặc về ăn mặc
Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ ra sao nếu có vết bẩn trên áo sơmi khi đang phát biểu trong một cuộc họp lớn hoặc phát hiện ra bạn chưa kéo khóa quần khi nói chuyện với sếp ở hành lang.
Krystn, người gây quỹ cho một tổ chức phi lợi nhuận, chia sẻ trải nghiệm của mình: “Áo của tôi có một vết rách. Tôi đã rất lo lắng và đổ nhiều mồ hôi trong khi tôi phải bắt tay với mọi người. Và họ đã nhìn thấy”.
Để tránh những cảnh ngại ngùng đó, hãy đề phòng trước bằng một chiếc áo khoác dự trữ, thuốc tẩy vết ố và kim chỉ trong tay nếu có thể.
Ngoài ra, bạn còn có một sự lựa chọn khác. Đó là hành động như không có gì xảy ra hoặc tạo một lời nói đùa cho tình huống của mình để bạn và cả những người khác bớt khó xử. Patcher nói: “Việc đó có thể phá tan sự im lặng và mọi người sẽ phớt lờ nó như chưa có chuyện gì xảy ra”.
Ngược lại, nếu thấy đồng nghiệp rơi vào tình huống tương tự, hãy tế nhị nhắc khéo họ. Khi có thể giúp ai đó tránh rơi vào những tình huống “mất mặt”, bạn nên làm vậy và hi vọng rằng người khác cũng sẽ đối xử tương tự với bạn.