Không gian làm việc mở bạn ít hài lòng với công việc hơn
Năm 2002, một nghiên cứu của tờ Môi trường và hành vi đã nghiên cứu các nhân viên của một công ty năng lượng Canada khi họ chuyển từ văn phòng truyền thống sang không gian mở. Kết quả thật đáng lo ngại: Các nhân viên nói rằng họ cảm thấy mọi thứ tệ đi trong môi trường làm việc mới, quan hệ đồng nghiệp, hiệu quả công việc, mức độ hài lòng của bản thân đối với công việc.
Ảnh minh họa
|
Không gian mở lấy đi của bạn sự riêng tư
Nếu bạn không có cái mà các nhà tâm lý học gọi là “sự riêng tư trong kiến trúc”, hoặc cơ hội để đóng cửa văn phòng khi bạn muốn, tức là bạn không có “sự riêng tư về tâm lý”, cơ hội để lựa chọn việc bạn có muốn tham gia vào một nhóm hay không. Sự riêng tư về mặt tâm lý, sẽ khiến cho hiệu quả công việc và mức độ hài lòng với công việc của nhân viên cao hơn.
Làm việc trong một không gian mở đồng nghĩa với việc bạn phải thích nghi với một không gian luôn rì rầm tiếng ồn. Nếu như sự ồn ào trong một quán cà phê được cho là tăng tính sáng tạo thì dạng tiếng ồn trong không gian làm việc mở gây phân tán tư tưởng, giảm trí nhớ, tăng những bệnh liên quan đến sự căng thẳng như đau nửa đầu.
Không gian mở làm giảm chất lượng những cuộc đối thoại
Những cuộc đối thoại quả diễn ra nhiều hơn trong những không gian mở. Tuy nhiên, nó thường ngắn và hời hợt, chính bởi vì nó có thể lọt vào tai nhiều người.
Không gian mở khiến cho những người hướng nội càng khép kín hơn
Những người hướng nội là những người cần không gian riêng tư nhất. Sự ồn ào trong không gian mở khiến họ phân tán hơn so với người hướng ngoại. Hans Eysneck, người thực hiện một nghiên cứu về sự thông minh và nhân cách, từng nhận xét rằng sự cô độc khiến con người sáng tạo hơn, bởi khi chỉ có mình bạn với sự cô đơn, bạn “tập trung toàn bộ tâm trí vào công việc và năng lượng của bạn không bị phân tán bởi những vấn đề xã hội không liên quan đến công việc”.
Vậy thì những người hướng nội sẽ làm thế nào trong một không gian làm việc mở? Đeo tai nghe chăng.
Không gian mở có thể khiến bạn kiệt sức
Tạm dừng công việc và giúp đỡ những người xung quanh – “sự hợp tác tự phát”, mục đích mong muốn đạt được của việc thiết kế không gian làm việc mở - thực ra khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn.
Bởi vì bạn sẽ phải tốn nhiều năng lượng tinh thần để chuyển từ trạng thái tập trung chú ý cho công việc của bạn sang việc suy nghĩ về công việc của đồng nghiệp rồi lại lập tức trở lại công việc mà bạn đang dang dở.
Thực tế, luôn sẵn sàng để giúp đỡ đồng nghiệp đồng nghĩa với việc bạn luôn ở ranh giới của việc bị phân tán tư tưởng. Cần tới khoảng 27 phút để bạn thực sự bắt nhịp trở lại với công việc kể từ khi bạn tạm ngừng nó để giúp đỡ đồng nghiệp.
Không gian mở là không gian dễ lây nhiễm bệnh
Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm ra rằng những người làm việc trong không gian mở thì hay nghỉ ốm hơn những đồng nghiệp có không gian làm việc riêng, bởi không gian mở là nơi dễ lây bệnh.
Không gian làm việc mở nướng bạn dưới ánh đèn huỳnh quang
Nhiều không gian làm việc mở được bố trí với những dãy bàn dài và rộng, nhiều bàn làm việc cách xa cửa sổ. Việc này thực sự không tốt vì nhiều lý do: Những người được sưởi ấm bởi ánh sáng tự nhiên thì tỉnh táo hơn những đồng nghiệp chỉ được làm việc dưới ánh sáng đèn. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người làm việc tại bàn cách xa cửa sổ thường ngủ ít hơn 47 phút mỗi đêm so với những người được ngồi làm việc gần cửa sổ. Chất lượng giấc ngủ của họ cũng kém hơn.
Và một khi giấc ngủ của bạn không đảm bảo, bạn sẽ ốm nhiều hơn, dễ bực bội hơn và nhớ kém hơn.