Cách nhìn của những nhà lãnh đạo tài ba

Người lãnh đạo tài ba có cái nhìn rất khác về công việc, doanh nghiệp cũng như về đội ngũ nhân viên.

Ảnh minh họa

1. Thương trường là một "hệ sinh thái", không phải là "chiến trường"

Một thủ lĩnh bình thường sẽ cho rằng thương trường là nơi giao tranh giữa các doanh nghiệp. Họ xây dựng đội ngũ nhân viên như xây dựng một đội quân, gọi đối thủ là "kẻ thù” và coi các nhóm khách hàng như địa bàn cần chiếm đóng.

Một nhà lãnh đạo tài ba hình dung thương trường như một "hệ sinh thái", nơi mà những doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất sẽ tồn tại và phát triển. Họ tạo dựng đội ngũ nhân viên có khả năng tương thích cao với những thị trường mới, có thể tạo dựng những mối quan hệ với khách hàng, các doanh nghiệp khác và thậm chí là với cả đối thủ.

2. Nhân viên là đồng nghiệp, không phải là những đứa con

Những lãnh đạo tài ba coi nhân viên như những nhân tố quan trọng nhất của doanh nghiệp. Họ luôn trông đợi vào sự xuất sắc, và trao cho nhân viên quyền được quyết định trong công việc. Những lãnh đạo bình thường ít coi trọng nhân viên, cảm thấy họ không đáng được tin tưởng nếu như không được giám sát chặt chẽ từ cấp trên.

3. Động lực đến từ tầm nhìn chiến lược, không phải từ nỗi sợ hãi

Một lãnh đạo bình thường coi nỗi sợ hãi bị đuổi việc, hoặc mất đi đãi ngộ, lương thưởng là một cách hiệu quả để thúc đẩy nhân viên làm việc. Vì lẽ đó, nhiều nhân viên sẽ bị chững lại, không dám đưa ra những quyết định mạo hiểm. Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ tạo cảm hứng cho nhân viên, cho họ thấy tương lai nghề nghiệp tươi sáng và chỉ cho họ làm cách nào để đạt được điều đó. Những nhân viên sẽ có động lực làm việc chăm chỉ vì họ tin vào mục tiêu của doanh nghiệp, cũng như yêu thích công việc và biết rằng họ sẽ được khen thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra.

4. Sự thay đổi đồng nghĩa với phát triển, không phải sự nguy hiểm

Một lãnh đạo bình thường sẽ nhìn nhận sự thay đổi như là một điều đáng sợ và rất phức tạp, chỉ cần thiết khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn. Họ liên tiếp trì hoãn những thay đổi cần thiết cho tới khi đã quá muộn. Những người lãnh đạo giỏi cho rằng thay đổi là điều tất yếu của cuộc sống. Họ hiểu rõ rằng thành công chỉ đến với những doanh nghiệp và cá nhân với những ý tưởng và cách thức mới trong công việc.

5. Quản lý là một dịch vụ, không phải là sự kiểm soát

Nhà lãnh đạo bình thường muốn nhân viên nghe và làm theo răm rắp những gì họ muốn. Họ luôn "căng mắt" tìm lỗi của nhân viên và tạo một không gian làm việc kiểu "bảo gì nghe nấy". Doanh nhân giỏi đặt ra mục tiêu, định hướng chung và cố gắng hết sức để cung cấp đầy đủ những gì nhân viên cần để có thể hoàn thành công việc. Họ trao cho nhân viên toàn quyền quyết định trong công việc và chỉ can thiệp khi nào cần thiết.
 
6. Công nghệ chỉ giúp đỡ chứ không thay thế
 
Doanh nhân bình thường tin rằng công nghệ là cách duy nhất có thể giúp họ trong việc tăng cường công việc quản lý và khả năng dự báo. Họ lắp đặt thật nhiều thiết bị công nghệ mà không mảy may biết rằng nó sẽ làm nhân viên cảm thấy vô dụng và bị đối kháng. Đối với những doanh nhân tài ba, công nghệ là thứ trợ giúp cho nhân viên giải phóng các ý tưởng và tạo mối quan hệ với các đồng nghiệp khác. 
 
7. Công việc phải luôn thú vị
 
Lãnh đạo giỏi muốn công việc phải luôn thú vị. Vì thế, họ luôn cố hết sức để có và giao những công việc mà nhân viên thực sự yêu thích và muốn làm.
 
8 .Cải cách đồng nghĩa với sự phát triển
 
Lãnh đạo bình thường rất ngại sự cải cách vì điều đó quá phức tạp. Họ chỉ thay đổi khi thực sự cần thiết như lúc công ty đang gặp khó khăn. Lãnh đạo có tài hiểu rằng cải cách và thay đổi là điều thiết yếu. Họ biết rằng thành công chỉ đến khi nhân viên và công ty biết đón nhận những ý tưởng và chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
 


  • 22/03/2014 10:08
  • Tổng hợp theo Doanh nhân Sài Gòn
  • 1722


Gửi nhận xét