1. Lý do thứ nhất: Bạn trì hoãn công việc vì bạn sợ làm hỏng việc
Hình minh họa
|
Giải pháp: Áp dụng biện pháp “tập trung phòng ngừa”
Khi có sự tập trung phòng ngừa, bạn sẽ xem việc hoàn thành nhiệm vụ như một cách để "tránh mất mát" và buộc phải hành động ngay lập tức. Để thoát khỏi nỗi lo làm hỏng việc, không có cách nào khác là suy nghĩ nghiêm túc về những hậu quả của việc không làm gì cả.
2. Lý do thứ hai: Bạn trì hoãn công việc vì bạn “cảm thấy” không muốn làm việc đó
Giải pháp: Hãy gạt bỏ cảm giác của bạn. Cảm giác đó đang ngáng đường bạn
Trong cuốn The Antidote: Happiness for People Who Can’t Stand Positive Thinking (Hạnh phúc cho người không thể chờ tư duy tích cực), Oliver Burkeman đã chỉ ra rằng, khi chúng ta nói những câu như: “Tôi không thể dậy sớm vào buổi sáng” hay “tôi không thể đi tập thể dục” thì thực ra điều đó có nghĩa là bạn không thích làm những việc đó, vì không ai buộc bạn phải nằm trên giường hay cản đường bạn đến phòng tập. Không có cản trở vật chất nào ngăn bạn làm những việc đó, bạn chỉ đơn thuần không thích làm. Nhưng tại sao phải đợi đến khi bạn thích thì bạn mới làm?
Bằng cách nào đó chúng ta đều nghĩ rằng phải thích thì chúng ta làm việc mới hiệu quả và có động lực. Tôi thực sự không hiểu tại sao bạn lại tin vào điều này bởi vì điều đó là vô nghĩa. Ở một mức độ nào đó chúng ta cần có nhu cầu khi thực hiện một việc, nhưng bạn không cần phải cảm thấy thích làm việc đó.
Thực tế, như Burkeman chỉ ra rằng đa số những nghệ sĩ, nhà văn, những người có nhiều sáng kiến thành công lại là những người phải chịu áp lực định mức giờ làm việc trong ngày, bất chấp việc họ có cảm thấy hứng thú hay không. Burkeman nhắc chúng ta nhớ tới câu nói của nghệ sĩ Chuck Close nổi tiếng: “Hứng thú chỉ dành cho những người nghiệp dư. Những người còn lại đơn giản là: Hãy đến và làm việc”.
3. Lý do thứ ba: Bạn trì hoãn công việc vì việc đó thật khó, nhàm chán, chẳng có gì vui cả.
Giải pháp: Sử dụng giải pháp “Nếu - thì”
Chúng ta thường cố gắng xoa dịu bản thân bằng cách tự nhủ: Lần sau mình sẽ phải làm việc này sớm hơn. Tất nhiên nếu có đủ ý chí để làm như vậy thì đã không trì hoãn công việc ngay từ đầu. Những nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thường đánh giá quá cao khả năng tự kiểm soát bản thân và dựa vào đó để trì hoãn công việc.
Hãy nhìn nhận thực tế rằng ý chí của bạn có giới hạn và có khả năng là bạn sẽ không đủ mạnh mẽ để đối mặt với những khó khăn, hoặc sự nhàm chán. Thay vào đó hãy sử dụng giải pháp “nếu – thì” và lên kế hoạch để hoàn thành công việc của bạn.
Bằng việc quyết định trước chính xác những gì bạn sẽ làm, khi nào, ở đâu bạn sẽ không do dự khi thời điểm đó đến. Bạn sẽ không còn tự hỏi “ Mình có nhất thiết phải làm việc đó bây giờ không nhỉ?”, “Mình đợi thêm một thời gian nữa” hay “Có lẽ mình nên làm một việc gì đó khác”. Khi bạn do dự là lúc ý chí của bạn phải làm việc rất căng thẳng để quyết định. Nhưng nếu bạn đã có kế hoạch “nếu – thì”, bạn sẽ không phải đấu tranh quá nhiều nữa, bạn đã quyết định trước rồi và không cần phải suy nghĩ nhiều về điều đó. Thực tế kế hoạch “nếu -thì” đã được chứng minh với hơn 200 nghiên cứu về việc giúp tăng tỉ lệ hoàn thành công việc trung bình từ 200% đến 300%.
Ba giải pháp trên có thể không hấp dẫn nhưng chúng có thể mang đến hiệu quả cho công việc của bạn.