Những lời khuyên của Herb Kelleher trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm và thực tiễn quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản trị của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn hóa quản lý trở nên thực tế, gần gũi và dễ dàng vận dụng hơn.

Ông đã đưa ra 14 lời khuyên khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp như sau:

Một là, chú trọng vào thế giới của những đối thủ cạnh tranh, vào khách hàng và những thay đổi mang tính xã hội, thay vì tập trung vào cho các  nghi thức, những thủ tục thực hiện trong thế giới văn phòng.

Hai là, hãy giảm số lượng các cấp quản lý từ cao xuống thấp trong công ty.

Ba là, giảm thiểu đến mức tối đa các ủy ban thường trực trong doanh nghiệp. Hãy thành lập các nhóm tạm thời chỉ gồm những người thực sự có liên quan để giải quyết các vấn đề chuyên biệt, rồi giải tán họ sau khi nhiệm vụ hoàn thành.

Bốn là, đừng lãng phí quá nhiều thời gian vào việc phân tích, nghiên cứu, bàn bạc và lên kế hoạch. Hãy dành thời gian và đặt thời hạn cho việc ra quyết định một vấn đề nào đó.

Đưa ra các quyết định sáng suốt một cách ngắn gọn (ảnh minh họa)

Năm là, yêu cầu các nhà quản lý và các cá nhân có trách nhiệm dành thời gian làm việc thực sự, chứ không chỉ đứng giám sát với nhân viên và khách hàng, những nhân viên này cũng cần báo cáo những gì họ đã làm, đã học được và những gì họ dự định sẽ làm với những kiến thức họ thu được.

Sáu là, coi tất cả các văn bản lập nên là những thứ vô nghĩa, trừ phi chúng là quyết định thực hiện hoặc tạm ngừng một hoạt động có ý nghĩa nào đó.

Bảy là, nên tránh những luật lệ cứng nhắc, các cẩm nang chỉ dẫn nặng nề vốn hay được dựng lên để điều tiết những chi tiết nhỏ nhặt trong doanh nghiệp và trong quan hệ khách hàng, thay vào đó hãy dựa vào những bộ giá trị doanh nghiệp đã được mọi nhân viên thấm nhuần và chấp thuận để điều chỉnh các hoạt động cụ thể của công ty.

Tám là, hãy là một trí thức thực sự. Hãy đánh giá các ý kiến dựa vào giá trị thực của chúng, hơn là dựa trên các mối quan hệ, địa vị hay thành tích của những người đề xuất chúng và khuyến khích họ trình bày ý kiến một cách trực tiếp.

Chín là, hãy giao cho những người làm nhiệm vụ quản lý giải quyết một số vấn đề thuộc những lĩnh vực khác nhau, thay vì những lĩnh vực thuộc trách nhiệm trực tiếp của họ và tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm của người khác. Kết quả đem lại sẽ là tinh thần học hỏi trong công việc, sự cảm thông và tình đoàn kết được nâng cao.

Mười là, hãy tập trung vào bản chất của vấn đề hơn là quan niệm những điều đó là tất yếu.

Mười một, phải có một kế hoạch chiến lược tổng thể, thay vì một kế hoạch hay những phương hướng chung chung dài hạn. Hãy sử dụng kế hoạch chiến lược đó như một chuẩn mực để vận dụng một cách linh hoạt vào các hoạt động cụ thể.

Khiêm tốn và gần gũi với nhân viên (ảnh minh họa)

Mười hai, để có được một vị trí rõ ràng và được chấp nhận trên thị trường, doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần bỏ qua một số cơ hội sinh lời, cũng như những phân đoạn thị trường không quan trọng.

Mười ba, người lãnh đạo phải khiêm tốn, dễ gần và có đạo đức. Hãy lãnh đạo bằng sự tận tụy, không được tham lam, vun vén cho cá nhân, không phân biệt đối xử, đừng bao giờ nhỏ mọn; hãy vui vẻ, gần gũi với mọi người, biết tha thứ lỗi lầm, chấp nhận mạo hiểm và chia sẻ những hy sinh.

Mười bốn, phải luôn nhớ rằng, sứ mạng của các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp là phục vụ mọi người ở tuyến sau, chứ không phải ở phía sau.


  • 07/06/2012 10:34
  • Theo Tạp chí Nhà quản lý
  • 2754


Gửi nhận xét