Người lãnh đạo cần thúc đẩy cả nhóm làm việc để đạt được mục tiêu chung (ảnh minh họa)
|
Lãnh đạo là một nhiệm vụ đầy thách thức. Là lãnh đạo một nhóm, không phải lúc nào chúng ta cũng được chọn các thành viên của nhóm. Một thực tế thường hay xảy ra là, một người làm lãnh đạo nhóm khi hầu hết các thành viên của nhóm đã làm việc với nhau từ trước rồi, thậm chí có thể biết rõ về công việc hơn cả lãnh đạo.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, một trong những trách nhiệm của lãnh đạo là thúc đẩy cả nhóm làm việc với nhau để đạt được mục tiêu chung. Đây có thể là một thử thách dễ làm nản chí nhiều người. Thường thì nhóm là sự kết hợp của các thành viên khác nhau, mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu và phong cách làm việc riêng. Đôi khi không thể tránh khỏi bất đồng nội bộ hoặc những mâu thuẫn cá nhân. Người lãnh đạo, không những phải làm việc với tất cả những nhóm người này, mà còn cần bằng mọi cách phải giành được kết quả như mong đợi bằng sự vượt trội của mình.
Sẽ rất có ích nếu lãnh đạo có thể xác định những đặc điểm cá nhân của các thành viên trong nhóm. Trên cơ sở đó, tận dụng thế mạnh của các thành viên, cũng như giao nhiệm vụ phát huy được khả năng của người đó. Phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, nhà lãnh đạo có thể đưa cả nhóm đến sự thăng bằng và hoà hợp một cách hiệu quả.
Khái quát ngắn gọn về giá trị và phong cách làm việc của bốn kiểu nhân viên thường gặp sau đây sẽ là những kiến thức phục vụ cho việc lãnh đạo. Bốn kiểu người này được mô tả sử dụng bốn màu vàng, xanh lá cây, xanh da trời và cam.
"Nhân viên màu vàng" làm việc và nhận trách nhiệm một cách nghiêm túc. Những cá nhân "vàng" muốn tham gia đóng góp, trở thành một phần của nhóm, làm việc thành công và hiệu quả. Họ đáp lại sự thừa nhận, khen ngợi và khích lệ của mọi người. Tuy nhiên, những thành viên "màu vàng" này cần những trách nhiệm và cấu trúc được xác định tốt, những mong đợi chắc chắn và cũng như cần được bảo đảm quyền lợi mà họ đang đi theo.
Những "nhân viên màu xanh lá cây" cần môi trường cởi mở, hoà đồng để làm việc tốt. Mối quan hệ rất quan trọng với họ và họ cần tự do để tạo quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng và với sếp. Cạnh tranh gay gắt và xung đột dễ làm những nhân viên "xanh lá cây" này bối rối, nhưng họ sẽ nhanh chóng phát triển trong môi trường tích cực và năng động.
Những "nhân viên màu xanh da trời" được chú ý về chuyên môn nhiều hơn là về kỹ năng. Họ rất xuất sắc khi làm việc với các số liệu, các cuộc nghiên cứu, các dự án có tính phân tích. Nhân viên "xanh da trời" sẽ phát huy khả năng trong việc thiết kế, hiểu những hệ thống và chiến lược phức tạp. Lập luận là điều tối quan trọng của những nhân viên này, nhưng họ có một điểm yếu hơi thiếu nhạy cảm.
Những "nhân viên màu cam" đáng chú ý bởi sức khoẻ, kỹ năng và sự sáng tạo. Một nhân tố chính cho người màu cam là sự tự do sử dụng kỹ năng và khả năng. Nếu sếp tỏ ra quá độc đoán, những "nhân viên màu cam" này sẽ cảm thấy bức bối và không thực hiện tốt chức năng của mình. Những "nhân viên màu cam" thích tinh thần làm việc nhóm có cạnh tranh, nhưng vẫn gắn bó. Họ là người thiên về hành động nhưng lại họ không kiên nhẫn với những nhiệm vụ lâu dài và bị quản lý quá kỹ.
Một nhà lãnh đạo, bằng việc hiểu được màu sắc của nhóm, có thể sử dụng kiến thức này để gắn kết các thành viên thành một bức tranh thống nhất. Dùng đúng màu sắc và phối hợp hài hoà các màu sắc, nhà lãnh đạo sẽ có được bức tranh đẹp.