Tại sao các thương hiệu Bắc Âu lại thống trị?

Làm thế nào để Bắc Âu - một khu vực bao gồm một vài quốc gia với thủ phủ chính trị nhỏ bé trở thành một vùng quyền lực trong xây dựng thương hiệu?

(Ảnh minh họa)

Một quốc gia có một nền văn hóa riêng, nhưng tất cả đều mang những đặc điểm tương đồng của vùng Bắc Âu và niềm tin vào nền dân chủ.

Các quốc gia trong khu vực này hỗ trợ người dân của họ từ lúc sinh ra cho đến khi chết. Một mức sống cao, chế độ chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí và phí đào tạo lại những người thất nghiệp được chính phủ trợ cấp là những đặc điểm của hệ thống xã hội ở đó.

Tuy nhiên nó đến từ một cái giá khá đắt: Thuế thu nhập cá nhân có thể lên đến 50 -60%. Các quốc gia này phải làm gì với các thương hiệu? Bởi vì mọi người nhận được sự chăm sóc thiết thực, các quốc gia có thể tập trung vào các vấn đề thương mại. Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, chính phủ khuyến khích đầu tư và phát triển kinh doanh ở mức cao hơn. Các công ty tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, điều này có nghĩa họ cần cạnh tranh một cách hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Có khả năng cạnh tranh là một mặt của vấn đề, những vấn đề trong thực tế lại là một mặt khác, bạn có thể tạo ra thứ gì đó thế giới muốn mua? Đây chính là sở trường của các thương hiệu vùng Bắc Âu, vùng đất này được biết đến như một trung tâm của nghệ thuật thiết kế. Có thể kể đến sự thông minh, khéo léo trong chiến dịch quảng cáo rượu vodka Absolut, sự kết nối toàn cầu của trò chơi Lego hay vẻ đẹp tinh tế của đồ nội thất Ikea.

Quan trọng không kém, những người tạo ra thương hiệu đã thực hiện những cải tiến đặc biệt.

Hãng rượu vodka Absolut của Thụy Điện gia nhập thị trường, khi đó đã bị các loại rượu vodka khác của Nga thống trị, không phải bằng một sản phẩm vượt trội mà bằng một kiểu bao bì mang tính đột phá. Hãng Absolut đã đưa ra khoảng 1400 mẫu quảng cáo chỉ tập trung vào việc truyền tải hình ảnh những chai rượu sạch sẽ, vệ sinh trong một chiến dịch và đã dành được hơn 350 giải thưởng trên toàn thế giới..

Một công ty của Phần Lan, NOKIA, kết quả của một cuộc sát nhập giữa một công ty cao su và một công ty cáp vào năm 1967, tạo ra máy điện thoại dùng cho xe hơi vào năm 1982, thiết kế và điều hành mạng quốc tế theo mô hình tế bào đầu tiên trên thế giới, mạng di động Bắc Âu. NOKIA xếp thứ năm trong danh sách những thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008.

Công ty dược Novo Nordish, được thành lập vào năm 1989 từ sự sáp nhập của 2 công ty Đan Mạch, là một công ty tương đối nhỏ, tập trung chủ yếu vào các thị trường ngách trên thế giới, nhưng được đánh giá rất cao bởi trách nhiệm với xã hội và môi trường, là công ty tạo ra chất insulin dùng cho mỹ phẩm giống hệt với insulin của con người và hiện tại đã phát triển hoạt động kinh doanh ở 80 quốc gia trên thế giới.

Thương hiệu pho mát Jarlsberg của Thụy Điển bắt đầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại từ năm 1956 dựa trên công thức từ năm 1830. Với hương vị khác biệt, loại pho mát có lỗ với hàm lượng chất béo trung bình đã trở thành một thương hiệu cực kỳ thành công trong xuất khẩu. Hiện nay, Jarlsberg đang xuất khẩu sang Úc, Canada, Châu Âu và Mỹ, những thị trường mà nó đã trở thành một thương hiệu hàng đầu.

Người ta cho rằng, Thụy Điển là nơi sản sinh ra nhiều thương hiệu tầm cỡ quốc tế nhất trên thế giới. Các thương hiệu của Thụy Điển bao gồm Absolut, Astra (đã sáp nhập để trở thành AstraZenceca), Brio, Ericsson, H&M, IKEA, Saab, Scania, Volvo. Và cũng không thể quên thương hiệu nổi tiếng ABBA.

Một nguyên nhân khiến Thụy Điển có quá nhiều những thương hiệu được nhận biết tốt, đó là vì, đơn giản đây là một môi trường năng động hơn bất kỳ đâu. Nicholas Ind, tác giả của cuốn Living the Brand, trong một bài báo năm 2002 so sánh các thương hiệu của Thụy Điển và Phần Lan đã viết: “… ở Thụy Điển, ngay khi họ có được một công việc kinh doanh, họ sẽ tập trung vào phát triển thương hiệu. Hơn nữa, các thương hiệu với những đặc trưng riêng của mình đã tạo ra được những thị trường mà không ai nghĩ rằng chúng tồn tại”.

Nhưng, đừng bỏ qua các nước Bắc Âu khác. Trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Blue Wings, tháng 12 năm 2007, Alexander Stubb, một thành viên của European Parliament nói: “Ở Phần Lan, chúng tôi yêu các thương hiệu”. Anh ấy nói các thương hiệu Phần Lan, bao gồm cả lĩnh vực công nghiệp, có ba đặc điểm chung: “Họ có những sản phẩm tốt, có những câu chuyện thú vị và biết cách đưa sản phẩm ra thị trường”. Stubb nhận thấy “một tương lai sáng lạn cho các thương hiệu Phần Lan” bởi vì các thương hiệu truyền thống “đang ở giữa giai đoạn chuyển giao thế hệ quản lý. Những thế hệ trẻ đã và đang được tiếp nhận tư tưởng mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế. Họ được học tập và làm việc ở nước ngoài trước khi tiếp quản các công ty lớn của Phần Lan”.

Các thương hiệu của các nước Bắc Âu đôi khi cũng cạnh tranh với nhau trên bình diện quốc tế, nhưng có vẻ như những đặc điểm chung, cũng như sự gần nhau về mặt địa lý đã giữ cho các thương hiệu này có sự hợp tác hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh. Bản thân khu vực này ít bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Thực tế, nó đã hồi phục nhờ vào sự đoàn kết trong khu vực. Rõ ràng sau nhiều năm những giá trị văn hóa vẫn còn tồn tại.


  • 10/07/2013 10:29
  • Theo thegioithuonghieu.com.vn
  • 2384


Gửi nhận xét