Mẹ tôi khuyên: ''Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm''. Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên: ''Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu...''
Rồi người ấy nói tiếp: ''Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời, người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm".
Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: ''Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi''. Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở. Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: ''Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn ...''
Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức. Mẹ tôi an ủi: ''Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được".
Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất. Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.
Tôi nói với mẹ: ''Mẹ nói đúng thật''. Nhưng tôi bỗng bất ngờ khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ. Mẹ tôi nghẹn ngào nói: ''Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi. Tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn. Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi".
Cùng với mẹ, tôi sắp xếp thời gian đến viếng người phụ nữ ấy. Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: “Dì, nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi''. Rồi cậu nói trong tiếng nấc: ''Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ. Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ...''
Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra... Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.