Cục đã tiếp nhận hệ thống thiết bị mô phỏng các tai nạn trong lò phản ứng (PCTRAN) do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tài trợ, tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ về an toàn hạt nhân và công nghệ nhà máy điện hạt nhân.
Lớp học đào tạo chuyên viên hạt nhân cho Việt Nam tại Obnisk (Liên bang Nga) - Ảnh RU
|
Các cán bộ của Cục đã được tham gia các khóa đào tạo về thẩm định an toàn hạt nhân, về phân tích an toàn xác suất và về đánh giá do các chuyên gia của IAEA và cơ quan an toàn hạt nhân của một số nước giảng dạy. Để chuẩn bị năng lực thẩm định báo cáo phân tích an toàn, Cục đã hợp tác với Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản tổ chức đào tạo về thẩm định báo cáo phân tích an toàn đối với hai lò phản ứng hạt nhân tham chiếu là lò nước áp lực và nước sôi (PWR và BWR) của Nhật Bản...
Hiện tại, Cục đang chuẩn bị thẩm định nội dung báo cáo khảo sát địa điểm và báo cáo đầu tư cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Trước mắt, Cục đang mời các chuyên gia Việt Nam từ các bộ, ngành liên quan tham gia tổ công tác chuyên môn, bao gồm các chuyên gia về địa chấn, địa chất, khí tượng, thủy văn, môi trường và năng lượng nguyên tử.
Đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, Cục An toàn bức xạ và Hạt đã tổ chức thẩm định an toàn hạt nhân đối với các biện pháp bảo đảm an toàn cho việc khởi động lại lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt sau khi chuyển đổi hoàn toàn thanh nhiên liệu từ độ làm giàu cao sang độ làm giàu thấp; chuẩn bị thẩm định an toàn để vận chuyển các nhiên liệu có độ làm giàu cao về Liên bang Nga...
Những hoạt động cụ thể này đã giúp cán bộ của Cục có thêm kinh nghiệm và kiến thức mới hỗ trợ công tác thẩm định an toàn đối với Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Tuy vậy, so với đòi hỏi thực tế của công tác thẩm định cho nhà máy điện hạt nhân, cơ sở hạ tầng về trang thiết bị và nhân lực của Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân còn chưa tương xứng. Khó khăn lớn nhất là số lượng cán bộ làm công tác này còn quá mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm.