Văn hóa doanh nghiệp - bản sắc riêng tạo nên giá trị doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là “phần hồn”, là nét đẹp, cái “Gene” của doanh nghiệp. Ở các công ty lớn, việc xây dựng VHDN luôn được chú trọng vì đó là sức mạnh tinh thần tạo nên tập thể vững mạnh, một tài sản vô giá góp phần tạo nên sự khác biệt và trường tồn cho doanh nghiệp.

Trên thực tế VHDN luôn tồn tại khách quan và là nét riêng trong mỗi doanh nghiệp. Nhưng làm sao để giữ gìn và phát huy vẻ đẹp sẵn có đó thì vẫn còn là câu hỏi lớn cho nhiều cấp lãnh đạo.

Ảnh minh họa

Triển khai văn hóa doanh nghiệp sai có thể là “nỗi đau” của doanh nghiệp

Theo chuyên gia tư vấn của BrainMark Vietnam chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp truyền tải về tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi mang tính hình thức là chính như treo tường phòng họp hoặc trên website. Đây là một trong số những sai lầm phổ biến khi khi triển khai VHDN”.

Ngoài ra, những hiểu lầm khác có thể kể như: Sếp thì nói công ty có văn hóa nhưng nhân viên không hiểu nó là gì, ứng xử hàng ngày của nhân viên không thể hiện nét gì riêng của doanh nghiệp. Xa hơn nữa, tinh thần, tư tưởng của nhân viên thiếu điểm chung và không bắt nguồn từ hệ tư tưởng của công ty, khi làm việc với khách hàng nhân viên không thể hiện giá trị đạo đức để tạo dựng uy tín thương hiệu, hay thậm chí nhân viên vô tình có nhiều hành động làm tổn thương uy tín công ty.

VHDN là một “đòn bẩy” thúc đẩy tình hình kinh doanh của công ty khi mang đến hình ảnh tốt đẹp với khách hàng, nhưng trái lại, nếu thực hiện sai có thể làm xấu hình ảnh đó. Không những thế, VHDN không vững mạnh sẽ gây ra tình trạng triển khai chiến lược, kế hoạch dài hạn của công ty đi lòng vòng thay vì cùng làm việc theo mục tiêu chung.

Việc thiếu quyết tâm từ các cấp lãnh đạo trong việc truyền tải Hệ tư tưởng xuống từng nhân viên, cũng như không có những tư liệu, văn bản về Văn hóa công ty có thể khiến động lực làm việc của nhân viên bị lung lạc. Việc tuyển nhân sự mới cũng khó khăn hơn khi doanh nghiệp mất tính thống nhất để thu hút nhân tài.

Văn hóa doanh nghiệp là để tạo ra giá trị cho tổ chức

VHDN thường hình thành sau 3 năm thành lập doanh nghiệp. Đó là khi “linh hồn” của doanh nghiệp dần được nhận diện rõ từ các tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ của người sáng lập và các lãnh đạo cấp cao trong công ty.

Theo ThS. David Tan Nguyen - Chủ tịch BrainGroup kiêm Giám đốc Chiến lược BrainMark Vietnam - nếu doanh nghiệp chỉ có những điều này, đó là chỉ là “văn”. Để VHDN tạo ra giá trị, cần triển khai “hóa” đến nhân viên và trong từng chiến lược của công ty.

“Lãnh đạo cần giúp nhân viên hiểu, cảm nhận được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để họ hành động. Từ đó, trong nội bộ sẽ dần hình thành nên VHDN, rồi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác", ThS.David Tan Nguyen nhấn mạnh.

Triển khai VHDN thành công là khi đội ngũ sẽ cùng làm việc vì sự trường tồn của tổ chức đó. Ai cũng có quan điểm riêng, không có mục tiêu chung sẽ chỉ tạo ra mâu thuẫn. Chỉ khi tất cả hiểu được ý nghĩa công việc mình làm cũng như những kỳ vọng của doanh nghiệp, thì từ vị thế bắt buộc tuân theo quy định, dần dần nhân viên sẽ thực hiện một cách tự nguyện.

Lúc đó VHDN là một công cụ điều hành và quảng bá cho doanh nghiệp. Sự nhất quán về hành vi ứng xử, tác phong hay những thiết kế đặc trưng trong màu sắc, trang phục sẽ gia tăng tính chuyên nghiệp cho nội bộ. Hơn nữa còn tạo ra “dấu ấn” trong mắt khách hàng, đối tác và tất cả những ai tiếp xúc với tổ chức đó.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần hành động ngay

Xây dựng VHDN là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Đặc biệt, việc truyền thông như thế nào để đạt hiệu quả, không phải có thể làm trong một sớm một chiều.

Giá trị của doanh nghiệp không chỉ nằm ở doanh số, mà còn ở những giá trị vô hình từ văn hóa và con người. Đó chính là lực đẩy tăng trưởng mạnh mẽ mà mỗi doanh nghiệp nên thật sự quan tâm và hành động.

Theo BrainMark Vietnam, quá trình xây dựng VHDN thường trải qua 8 bước: soạn lập hệ tư tưởng công ty, lập sổ tay văn hóa, thiết kế sổ tay văn hóa, quay video văn hóa, huấn luyện, lập kế hoạch truyền thông và đánh giá tuân thủ.

BrainMark Vietnam là thành viên của BrainGroup, chuyên tư vấn, đào tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển Hệ thống quản lý, BSC-KPI, Nhân sự, Kinh doanh, Marketing, Thương hiệu… với sứ mạng cung cấp các giải pháp tạo ra sức sống mới cho thương hiệu, lực đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Link gốc


  • 31/12/2023 11:13
  • Theo https://doanhnhansaigon.vn/
  • 5837