Ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương.
|
PV: Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?
Ông Phương Hoàng Kim: Ngày 12/12/2011, Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định 68/2011/QĐ-TTg quy định Danh mục phương tiện, thiết bị TKNL được trang bị, mua sắm đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2012, có 13 phương tiện, thiết bị thuộc danh mục quy định. Các phương tiện, thiết bị bắt buộc đạt Nhãn xác nhận (Nhãn Ngôi sao năng lượng) gồm: Đèn huỳnh quang compact, đèn huỳnh quang ống thẳng, máy biến áp phân phối, chấn lưu điện tử, thiết bị chiếu sáng công cộng, thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời, màn hình máy tính, máy in, máy photocopy. Cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước khi mua các thiết bị chấn lưu điện tử, quạt điện, điều hòa, tủ lạnh, máy thu hình phải lựa chọn sản phẩm đạt cấp tiết kiệm mức 5 sao (mức tiết kiệm điện nhất).
Quyết định 68 cũng nêu rõ, danh mục phương tiện, thiết bị nêu trên sẽ được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trình độ khoa học, công nghệ của đất nước.
PV: Cụ thể các chương trình dán nhãn NL thời gian tới sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?
Ông Phương Hoàng Kim: Về chương trình dán nhãn NL, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg, ngày 12/9/2011, về lộ trình thực hiện dán nhãn NL và áp dụng mức hiệu suất NL tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng NL. Theo quyết định này, có khoảng 13 phương tiện, thiết bị bắt buộc phải dán nhãn khi đưa ra thị trường. Trong đó, các thiết bị gia dụng, gồm: máy điều hòa, tủ lạnh; thiết bị chiếu sáng, quạt điện... Thiết bị công nghiệp có động cơ điện, máy biến áp...; Thiết bị văn phòng là các loại máy photo, máy in, máy tính... Phương tiện giao thông có ô tô loại từ 7 chỗ ngồi trở xuống... Theo lộ trình, từ năm 2013 sẽ áp dụng dán nhãn NL bắt buộc đối với thiết bị gia dụng. Từ năm 2014 sẽ áp dụng hiệu suất bắt buộc khi mức hiệu suất thấp hơn mức tối thiểu. Tức là hiệu suất thấp hơn mức tối thiểu sẽ không được sản xuất, lưu hành và không được nhập khẩu vào VN. Như vậy, chúng ta sẽ loại bỏ các thiết bị có hiệu suất thấp.
Riêng đối với thiết bị đang được lưu thông, hoặc đưa vào sản xuất, còn những thiết bị mà người dân đang sử dụng sẽ không phải áp dụng quy định này. Đó là những quy định chặt chẽ để hướng dẫn Luật và hướng tới mục tiêu sử dụng các loại thiết bị NL tiết kiệm, hiệu quả hơn ở Việt Nam.
PV: Việt Nam đã triển khai các hoạt động gì để SDNLTK&HQ?
Ông Phương Hoàng Kim: Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ, gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng đồng, các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về SDNLTK&HQ trong toàn xã hội. Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (2006-2010): Triển khai tích cực toàn bộ nội dung của chương trình. Giai đoạn II (2011-2015): Triển khai theo chiều sâu và diện rộng các nội dung của chương trình, trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kết quả đạt được từ giai đoạn I.
Mục tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ NL toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010 và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ NL trong giai đoạn 1011-2015, so với dự báo hiện nay về phát triển NLvà phát triển kinh tế - xã hội theo phương án phát triển bình thường. Ngoài ra, việc phổ biến thông tin, kinh nghiệm, dán nhãn NL cho các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và người dân cũng sẽ được triển khai đồng bộ.
Thời gian qua, khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, chúng tôi nhận được rất nhiều hỗ trợ của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế như: Đan Mạch hỗ trợ nâng cao năng lực cho VN trong việc thực thi Luật SDNLTK&HQ. Tổ chức Jica (Nhật Bản) hỗ trợ VN xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực quản lý NL, kiểm toán NL.
Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng ADB hỗ trợ các nội dung liên quan đến việc thúc đẩy, nâng cao năng lực cho các cán bộ Trung ương, địa phương VN nhằm nâng cao khả năng thực thi chính sách SDNLTK&HQ... Trong năm 2012, chúng tôi tiếp tục xây dựng các dự án, chương trình hợp tác dài hạn với các nhà tài trợ, các chương trình và dự án của Chính phủ, để thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi Luật SDNLTK&HQ và sử dụng NL hiệu quả.
PV: Nhưng biện pháp nào sẽ được triển khai để thúc đẩy mạnh hơn các hoạt động TKNL?
Ông Phương Hoàng Kim: Sử dụng các giải pháp TKNL sẽ góp phần không nhỏ trong tiết kiệm chi phí đầu tư. Chi phí tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư sản xuất 1 kWh điện trong các nhà máy điện. Tuy nhiên, việc SDNLTK&HQ là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp, các địa phương phải chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp TKNL trên địa bàn quản lý nhằm huy động tối đa sự tham gia, quan tâm của mỗi DN, mỗi người dân.
PV: Xin cảm ơn ông!