1. Tập trung
Không ít người cho rằng hành động gật đầu tán thành, lặp lại câu nói hay giao tiếp bằng mắt thể hiện họ đang tập trung nghe những gì người khác nói. Tuy nhiên, theo Celesta Headlee - người dẫn chương trình lâu năm, diễn giả nổi tiếng của TED, tại sao bạn phải tỏ vẻ như thế nếu bạn thực sự không muốn nghe?
Hãy tập trung vào cuộc nói chuyện và đừng chờ đợi đến phiên mình mà hãy phản hồi theo mạch diễn biến câu chuyện. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu rõ ý của người nói và đưa ra câu trả lời phù hợp hơn.
2. Đặt câu hỏi mở
Để hiểu rõ nội dung buổi trò chuyện, Jayson DeMers - Nhà sáng lập, CEO công ty quảng cáo truyền thông AudienceBloom, khuyên mọi người nên đặt những câu hỏi mở để khai thác được nhiều thông tin có giá trị thay vì chỉ đặt nhiều câu hỏi rồi mong chờ đối phương trả lời.
Ví dụ, đừng hỏi "Anh có thích giao diện mới của website công ty tôi không?". Cách này sẽ khiến người được hỏi chỉ có 2 phương án trả lời là "Có" hoặc "Không", sau đó kết thúc cuộc trò chuyện và chẳng cung cấp cho bạn thông tin hữu ích nào.
Thay vào đó, bạn nên cân nhắc những câu hỏi mang tính gợi mở, ví dụ: "Anh thấy giao diện mới của website công ty tôi thế nào?".
3. Để mọi thứ diễn ra tự nhiên
Sẽ có những ý kiến bất đồng hay những câu hỏi vặn vẹo khiến người trong cuộc cảm thấy không thoải mái trong khi trò chuyện. Tuy nhiên, bạn đừng tỏ vẻ khó chịu hay ngắt mạch câu chuyện giữa chừng mà hãy để mọi chuyện tiếp tục diễn ra tự nhiên và không nên quá để tâm đến ý kiến mà bạn không thích.
Bằng cách này, bạn vừa giữ cho không khí buổi nói chuyện trở nên tích cực, vừa tiếp cận vấn đề theo góc nhìn đa chiều và biết được nhiều thông tin hơn.
4. Thận trọng
Lưu ý rằng mọi người sẽ nhớ như in từng lời bạn nói, do đó hãy cẩn trọng với những câu cam kết hoặc mang hàm ý thể hiện khả năng của bản thân.
Ví dụ, nếu khách hàng hỏi bạn có biết cách khắc phục lỗi trên sản phẩm, đừng ngay lập tức trả lời rằng "Không", thậm chí "Được", mà hãy tiếp tục trò chuyện với họ và tìm hướng giải quyết khác để giữ chân khách hàng.
5. Bỏ qua tiểu tiết
Súc tích là một công cụ đắc lực giúp câu từ của bạn trở nên ý nghĩa hơn và giữ cho cuộc trò chuyện phát triển theo hướng bạn mong muốn. Dù vậy, theo DeMers, trả lời ngắn gọn không có nghĩa bạn nói những câu cụt lủn hay kể lể dông dài với hy vọng đối phương sẽ hiểu đầy đủ ý mình.