10 cách "nâng cấp" kỹ năng quản lý

Quản lý doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đi theo một con đường, hay áp dụng một cách giống nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau. Bạn luôn phải thay đổi và nâng cấp kỹ năng quản lý của mình để tránh bị tụt hậu, đem đến thất bại cho doanh nghiệp. Sau đây là 10 cách giúp bạn rèn luyện và phát triển kỹ năng quản lý của mình.

Hãy là một hình mẫu mà nhân viên muốn làm theo (ảnh minh họa)

1.Thay đổi phong cách quản lý của bạn: Mỗi một nhà quản trị có một phong cách quản lý riêng và mỗi một người lao động có cách chịu sự quản lý riêng. Dường như việc thay đổi kĩ năng mỗi khi tương tác với một nhân viên riêng biệt là rất khó khăn, nhưng hãy chú ý đến động cơ chính, điều đó có thể giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của mỗi thành viên trong nhóm.

2. Biết cách lắng nghe. Một nhà quản lý thành công biết lắng nghe nhân viên nói và hành động. Đừng nói rằng cánh cửa của bạn luôn rộng mở nhưng sau đó thì chẳng bao giờ hành động như vậy. Hãy cho họ thấy rằng bạn là người họ có thể tin tưởng bằng cách lắng nghe mối quan tâm hay những đề nghị của họ và chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những điều đó.

3. Lãnh đạo bằng cách làm gương. Hãy đảm bảo rằng bạn đang hành động theo cách bạn muốn nhân viên của mình hành động, để khuyến khích nhân viên tiếp bước theo bạn.

4. Đừng bao giờ tỏ ra thiên vị. Kết bạn trong công việc là một điều hết sức tự nhiên, nhưng hãy cẩn thận về việc kết thân với một trong những nhân viên của mình bởi vì điều đó mang lại cho những nhân viên khác cảm giác bạn đang thiên vị, ngay cả khi bạn không nghĩ mình như vậy. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình và giới hạn số lượng các mối quan hệ cá nhân. Đừng để cho sở thích cá nhân ảnh hưởng đến việc quản lý một cách công bằng.

5. Không ngừng học hỏi. Một nhà quản trị giỏi luôn muốn tự hoàn thiện không ngừng. Đọc sách, viết nhật kí và viết báo cáo đúc rút kinh nghiệm về công tác quản lý, tham gia các hội nghị, hội thảo nâng nhằm nâng cao kĩ năng bản thân. Quản lý chính là những kĩ năng được học hỏi, tích lũy.

6. Giúp nhân viên thành công. Có ít người thích thú làm cùng 1 công việc trong suốt những năm công tác. Hãy giúp đỡ nhân viên của mình bằng cách thăng chức và tiến cử họ vào các vị trí khác nhau trong công ty. Phải thông suốt rằng bạn ở đó để giúp họ tìm được công việc phù hợp nhất.

7. Tuyển dụng những người thông minh hơn bạn. Đừng để tính tự phụ ngăn cản bạn. Nhiệm vụ của bạn là tuyển dụng những người thông minh, những người có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn mong đợi. Có những người thông minh làm việc xung quanh mình sẽ giúp tăng vị thế của bạn.

8. Bao quát mọi việc. Những nhà quản lý ẩn mình sau những cánh cửa đóng kín sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tương tác với nhóm của họ và cũng thật sự xa lạ với không khí chung của tập thể. Đừng trở thành một trong số họ. Hãy dành thời gian cho nhân viên của bạn hàng ngày, biết những gì đang diễn ra, do đó bạn có thể tránh những rắc rối đã có dấu hiệu báo trước.

9. Tạo dựng lòng tin. Hãy là một người sếp biết giữ lời. Khi bạn nói bạn sẽ làm điều gì đó, hãy thực hiện nó. Điều này khiến nhân viên bạn hiểu rằng bạn là người có thể tin cậy được, và điều đó khuyến khích nhân viên của bạn gắng sức vì công việc.

10. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ đạt đến “đỉnh”. Ngọn núi quản lý không hề có đỉnh. Bạn không bao giờ khẳng định được mình đã trở thành một nhà quản trị lý tưởng, vì thế, đơn giản là bạn cần tiếp tục hoàn thiện từng ngày. Bằng cách khiêm tốn và tiếp tục làm việc để phát triển khả năng bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng kĩ năng quản lý của bạn liên tục được hoàn thiện. Hãy nhận những lời khuyên từ sếp của bạn về phương pháp nâng cao kĩ năng, không ngừng tìm kiếm “vùng đất” cần khai phá.


  • 27/09/2012 04:08
  • Theo USNew
  • 2307


Gửi nhận xét