5 bài học quản lý lớn năm 2012

Năm 2012 đã qua, hãy cùng nhìn lại và suy ngẫm những bài học điển hình về công tác quản lý trong năm cũ để có thể có được những bước tiến trong năm mới 2013.

1. Học cách thể chế hóa tầm nhìn của bạn

Mặc dù đã qua đời, nhưng Steve Jobs vẫn để lại nhiều bài học về quản lý, lãnh đạo.

Câu hỏi đầu tiên mọi người không hẹn mà gặp đều nêu lên sau cái chết bất ngờ của cố “thuyền trưởng” Apple là: “Liệu Apple có thể sống sót mà thiếu vắng nhà sáng lập tầm nhìn của mình?”. Và kết quả năm 2012 đã cho thấy Apple không những đã sống sót, mà còn sống rất tốt.

Không giống các CEO của những doanh nghiệp khác như Starbucks, Gateway và Dell, Steve Jobs rõ ràng đã thành công trong việc định hướng tầm nhìn cá nhân thành tôn chỉ hoạt động sâu sắc của cả một tập đoàn, cụ thể là Apple. Và kết quả là dù có Steve Jobs hay không, "con tàu" Apple sẽ vẫn hoạt động như những gì vị cố lãnh đạo mong muốn.

Còn bạn thì sao? Bạn đã chuyển hóa tầm nhìn cá nhân thành kim chỉ nam của doanh nghiệp hay chưa? Nếu sau này bạn không còn là lãnh đạo, liệu tôn chỉ đó vẫn được duy trì tại công ty của bạn?

2. Đánh giá các dự án lớn trước khi quyết định

Thật khó hình dung sức nóng vây quanh việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Facebook, cũng như mức độ “ê chề” mà người mua cổ phiếu của công ty này đón nhận sau đó. Bài học rút ra: Không phải hiện tượng hay sự vật nào được mong chờ nồng nhiệt cũng đạt kết quả như mong muốn.

Phi vụ phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán công của Facebook đã không thành công như mong đợi

Bạn hãy đánh giá lại những dự án lớn hiện tại của doanh nghiệp. Liệu chúng có khả năng cho ra kết quả khả quan hay không? Nếu không, bạn có thể tiết kiệm được nhiều tài nguyên cũng như công sức trong vai trò lãnh đạo, thông qua việc loại bỏ các dự án không có tiềm năng hoặc không cần thiết.

3. Việc lập kế hoạch rất quan trọng

Sứ mệnh thăm dò sao Hỏa với “ngôi sao” là robot tự hành “Curiosity” (Tò mò) vào tháng 8 qua rõ ràng là một thành công không thể bàn cãi. Song ẩn đằng sau bề nổi mang tính chất công nghệ - kỹ thuật là cả một câu chuyện về tài lãnh đạo trước những khó khăn tưởng chừng như bất khả thi.

Thứ thường bị bỏ qua trong những câu chuyện về chuyến hạ cánh xuống sao Hỏa của Curiosity là trên thực tế, không một ai tại NASA có khả năng can thiệp về hành trình của chiếc xe tự hành. Cụ thể sau khi môđun tiếp đất hạ cánh, mọi thứ - bao gồm mỗi chuyển động dù là nhỏ nhất, những điều chỉnh dữ liệu vi mô nhỏ nhất… đều được thực hiện nhờ các phần mềm được lập trình từ trước. Khi đó, không ai tại tổng hành dinh NASA được phép chạm tay vào cần điều khiển, không ai trong số họ được phép thay đổi, dù chỉ 1mm, hướng di chuyển của môđun chở tàu Curiosity.

Tóm lại, hoặc mọi thứ sẽ diễn ra trôi chảy hoặc tất cả sẽ thất bại. Không ai có đủ quyền hạn để kiểm soát bất cứ thứ gì. Rốt cuộc, đây là lúc mà mọi kế hoạch được lập ra đều trở nên vô nghĩa.

Cũng như võ sĩ boxing Mike Tyson từng nói: “Ai cũng có cho riêng họ một kế hoạch nào đó cho đến khi bị ăn đấm vào mặt”.

Trong công việc lãnh đạo cũng vậy, đôi khi những kế hoạch của chúng ta chịu cảnh "xếp xó" khi áp dụng vào thực tế, nhưng việc lên kế hoạch thì khác. Chính quá trình lên kế hoạch, chứ không phải thứ gì khác, là yếu tố đã giúp tàu tự hành Curiosity đổ bộ thành công lên bề mặt sao Hỏa.

Bằng việc lập kế hoạch nghiêm túc và có chất lượng, bạn có thể đạt được mọi mục tiêu mình muốn.

4. Đừng tham gia những phi vụ bạn không hiểu rõ

Phi vụ mua lại doanh nghiệp phần mềm Autonomy của đại gia công nghệ HP với giá 12 tỉ USD vào năm 2011 nay đã hóa thành trò cười, sau khi HP phải hạ bớt 9 tỉ USD giá trị thật của Autonomy.

Tuy vụ kiện tụng giữa hai công ty còn nhiều thứ phải làm sáng tỏ, song có điều chắc chắn rằng không ai ở phía HP, kể cả cựu CEO Leo Apotheker cho đến ba công ty kiểm toán tham gia hợp đồng mua Autonomy, biết được chính xác họ đang mua cái gì.

Mọi giấy tờ được phía Autonomy đưa ra đều hợp pháp. Các tính toán chiến lược đều ủng hộ mua lại doanh nghiệp này. Autonomy lại chưa có ai mua. Và thế là HP vội vàng đặt bút ký.

Bạn tưởng chỉ những công ty khổng lồ với nguồn đầu tư tưởng chừng vô hạn mới bị mắc bẫy những thương vụ sai lầm như trên? Đáng buồn thay, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào vết xe đổ này, thậm chí không chỉ một lần. Tốt nhất cái gì bạn không hiểu thì đừng làm.

5. Lãnh đạo phải luôn đúng hướng

Năm 2012, chúng ta phải chứng kiến một trong những điển hình về công tác quản lý và lãnh đạo kém hiệu quả: Nước Mỹ đang tiến gần hơn bao giờ hết đến thảm họa “bờ vực tài khóa”.

“Bờ vực tài khóa” (Fiscal Cliff) là thuật ngữ chỉ các vấn đề nan giải mà Chính phủ Hoa Kỳ phải đối mặt vào ngày 31/12/2012, thời điểm các đạo luật trong đạo luật kiểm soát ngân sách (ban hành năm 2011) chính thức có hiệu lực.


  • 31/01/2013 04:24
  • Theo nhipsongso.tuoitre.vn
  • 1689


Gửi nhận xét