Doanh nhân học gì từ Obama và Romney

Trong các cuộc đối thoại tranh cử giữa Obama và Romney những ngày qua, nhiều người đều thống nhất quan điểm có rất ít tố chất doanh nhân từ kiến thức nền của hai người đàn ông đang nắm giữ những chức vụ cao nhất nước Mỹ này. Tuy nhiên, nhiều bài học quý báu đã được đúc rút cho doanh nhân.

Những cuộc đối thoại tranh cử để lại những bài học giá trị cho doanh nhân (ảnh minh họa)

1. Đặt mục tiêu và kiên trì với mục tiêu đó

Tổng thống Obama lần đầu tiên tuyên bố ứng cử tổng thống vào ngày 10/2/2007. Cựu thống đốc bang Massachusetts - Romney tuyên bố sau đó ba ngày. Điều này không có nghĩa khi bạn dự định một ý tưởng hay thực hiện một kế hoạch lớn là có thể tuyên bố ngay một cách ngẫu hứng. Trên thực tế là cả hai người này đều đã phải lên kế hoạch trong nhiều năm.

Trong khi trước đó tại Mỹ, cuộc chiến tại Iraq là vấn đề chính trị lớn nhất. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp hơn 5%. Không có điện thoại Iphone. Mạng xã hội Facebook chỉ phổ biến đối với công chúng nói chung.

Bài học: Đặt ra một mục tiêu và bám sát nó ngay cả khi bạn nhận ra rằng tình thế có thể thay đổi rất nhiều trong khi chờ đợi sự kiện diễn ra.

2. Điểm xuất phát không ảnh hưởng đến con người tương lai của bạn

Hình tượng về một vị tổng thống nước Mỹ trên phim ảnh thường là một người đàn ông có mái tóc dày, là một người hùng chiến tranh, hoặc từng là thống đốc của một bang lớn với bảng thành tích lãnh đạo dài dằng dặc. Chắc chắn ông là một người đàn ông xuất thân từ một gia đình hoàn hảo thuộc tầng lớp trên.

Thế nhưng, người Mỹ cũng có 2 vị tổng thống chỉ phục vụ 4 năm cho văn phòng bang và gây chú ý bởi văn hóa cũng như tôn giáo của họ. Và bắt đầu từ cuộc bầu cử năm 1944 trở đi, các ứng cử viên ứng tham gia tranh cử, không có ai từng là cựu binh quân đội.

Trên thực tế, khi mới khởi động chiến dịch không chính thức, cả Obama và Romney đều không có kinh nghiệm quân sự hay ngoại giao. Vì thế, một số người sẽ thấy hài hước nếu hai người đàn ông này ở thế đối lập nhau trong khi mỗi người phụ trách một chương trình bảo hiểm sức khỏe lớn của chính phủ Mỹ.

Bài học: Giai đoạn đầu chẳng nói lên điều gì cả. Đừng để vẻ ngoài hay các chi tiết trong lý lịch của mình ảnh hưởng đến con người bạn dự định trong tương lai.

3. Nền tảng đa dạng hỗ trợ nhiều cho thành công trong tương lai.

Cả Obama và Romney đều có thời gian sống ở nước ngoài (Indonesia và Pháp). Cả hai đều nói về thời gian họ sống trong điều kiện nghèo khổ.

Romney đã từng phục vụ cho giáo phái Mormon, còn Obama sống trong một căn hộ thỉnh thoảng mới có hệ thống sưởi tại New York khi đang theo học tại trường đại học Columbia. Đồng thời, cả hai ông đều từng gắn bó với Cambridge, Massachusetts. Obama giành được bằng luật tại trường đại học Harvard năm 1991 và Romney có được cả bằng luật và bằng MBA năm 1975.

Bài học:  Đừng bao giờ quên những sự kiện đã giúp mở rộng kiến thức nền cho mình.

4. Nền tảng gia đình không quyết định tất cả.

Điều này có vẻ phù hợp với những người dân bình thường hơn là Obama và Romney, nhưng nhìn ở khía cạnh thừa hưởng nền tảng chính trị khi tham gia tranh cử: Đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ năm 1976 trong đó không có ứng viên nào là Bush hay Clinton, không ai đã từng là đại diện cho 2 chính đảng lớn đứng ra tranh cử chức tổng thống và phó tổng thống. Kể cả cuộc bầu cử năm 2008, cũng là cuộc bầu cử đầu tiên sau 28 năm mà không ai xuất thân từ 2 gia đình trên giành thắng lợi. Cả hai ông đều không là ứng viên được thừa hưởng nền tảng chính trị lớn.

Bài học: Đừng chờ đợi một nền tảng tốt từ gia đình, hãy tự chọn con đường riêng và quyết định số phận của chính mình.

5. Không nhất thiết phải có một công việc bình thường như những người khác.

Tuy có trải qua những giai đoạn khó khăn, nhưng sự thực là cả Obama và Romney lại đều bắt đầu sự nghiệp ở những vị trí quản lý, họ không phải trải qua những công việc và tư duy của những người dân Mỹ bình thường như: Lo cân đối đồng lương với chi tiêu sinh hoạt, hay xin phép sếp đi làm muộn vào ngày thứ 5 để đưa con gái đi khám răng... Điều này nghe có vẻ vô lý. Tuy nhiên, trên thực tế, những điều họ tạo ra lại vĩ đại, đã có sức ảnh hưởng lớn đến những tầng lớp nhất định trong xã hội Mỹ.

Bài học: Cố gắng thực hiện mục tiêu với những gì bạn có thể đem tới, chứ không phải với những vị trí mà bạn đã từng nắm giữ trước đây.

 


  • 25/10/2012 04:12
  • Diệu Thảo (biên dịch từ Inc.com)
  • 1595


Gửi nhận xét