1. Giờ giấc “ cao su”
Theo LaRhonda Edwards, một nhà quản lý nhân sự với 30 năm kinh nghiệm, sự chậm chạp là một trong những vấn đề gây khó chịu nhất cho những người cấp trên. Cô giải thích: “Nếu công việc thông thường hàng ngày bắt đầu lúc 8 giờ, sếp luôn muốn bạn có mặt ở văn phòng đúng giờ và sẵn sàng ngày làm việc của mình”.
Lời khuyên của cô ấy cho những người mắc bệnh “cao su” kinh niên là: “Hãy lập kế hoạch và làm đúng theo biểu thời gian mình đặt ra”. Một vài người thậm chí còn đặt đồng hồ báo thức sớm hơn để bảo đảm mình đúng giờ.
Dù những sai lầm của bạn chưa nghiêm trọng đủ để sếp sa thải, nhưng mối quan hệ với sếp cũng như công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa
|
2. “Lệch pha” giao tiếp với sếp
Mỗi sếp có một phong cách giao tiếp riêng và bạn nên thích ứng với nó. Lindsey Pollak, một chuyên gia công sở và tác giả cuốn sách “Tiến từ trường đại học tới công việc”, cho biết, nếu bạn gửi tin nhắn cho sếp thích gặp trực tiếp, thông tin của bạn sẽ bị bỏ qua hoặc sếp sẽ thấy không hài lòng. Thật khó để chiều lòng sếp nhưng vẫn có cách đơn giản để giải quyết vấn đề: Hãy trực tiếp hỏi sếp làm thế nào và khi nào nên gửi thông tin.
3. Bừa bộn
Bàn làm việc bừa bộn có thể tạo ấn tượng với sếp rằng bạn là người lười biếng hoặc vô tổ chức. Do đó, hãy cố gắng bảo đảm chỗ làm việc của mình gọn gàng, ngăn nắp. “Không bao giờ đặt nhiều hơn những gì bạn cần trong ngày làm việc”, Edwards đề nghị. “Cuối ngày, hãy sắp xếp lại và chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho ngày hôm sau”.
4. Đặt ra những câu hỏi mình có thể tự trả lời
Hầu hết các nhà quản lý thích bạn hỏi ý kiến họ hơn là để bạn tự làm và phạm sai lầm. Tuy nhiên, không phải bạn có thể hỏi bất cứ điều gì bởi có nhiều vấn đề dù không cần hỏi bạn cũng đã biết rõ câu trả lời. Đừng đặt ra những câu hỏi ngây ngô đó cho sếp nếu không sếp sẽ phát cáu. Trước khi mang tới bất cứ thắc mắc nào tới chỗ sếp, hãy cân nhắc thật kĩ. Bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Đặc biệt, ngày nay, “Internet là công cụ tìm kiếm nhanh chóng, hiệu quả và bạn có thể tìm ra những thông tin mình cần”, Pollak nói. Hãy nghĩ tới các hướng giải quyết tiềm năng thay vì cuống cuồng tới chỗ sếp và hỏi “Tôi phải làm gì bây giờ?”.
5. Quên tắt điện thoại trong cuộc họp
Điện thoại là phương tiện liên lạc phổ biến và có thể sử dụng ở bất cứ nơi đâu. Nhưng trong cuộc họp, sử dụng điện thoại là điều cấm kị. Một tiếng chuông vang lên có thể phá hoại sự tập trung của mọi người và khiến sếp cau mày khó chịu. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. Vì vậy, hãy tắt điện thoại trước khi bước vào cuộc họp, để ở ngoài bàn làm việc hoặc cài đặt ở chế độ rung nếu bạn đang chờ cuộc gọi quan trọng.