Bài học kinh nghiệm từ thương hiệu Ikea

Thương hiệu Ikea được bắt đầu với một ý tưởng đơn giản – ý tưởng của một “thiết kế dân chủ” - về căn bản có nghĩa là đẹp mắt, tiện dung cao và rẻ tiền.

Tinh thần Ikea

Thương hiệu Ikea bắt đầu được “khai phá” vào những năm 1930, theo ý tưởng của người nông dân tên Ingvar Kamprad (chữ I và chữ K đầu trong tên thương hiệu), dần phát triển qua lời truyền miệng ở Thụy Điển – nơi mà khi đó người dân thường phải mất cả ngày dài để đi đến những cửa hàng gần nhất. Sức hấp dẫn của thương hiệu này một phần là do giá thấp. Nguyên tắc chủ đạo “thiết kế dân chủ” của Ikea đến từ hoàn cảnh Thụy Điển đang trong thời kỳ suy thoái, vì vậy mà Kamprad đã sử dụng các loại nguyên liệu rẻ để tạo thành những sản phẩm gia dụng đơn giản và tiện dụng.

Những tính cách và tinh thần Ikea bao hàm: Lòng nhiệt tình, tính tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm, tính khiêm nhường và sự giản đơn. Đây không chỉ đơn giản là những mỹ từ sáo rộng, mà là những gì Ikea luôn hết lòng thực hiện, không chỉ trong việc sáng tạo nên những sản phẩm giá trị tốt mà còn được thể hiện ngay trong môi trường làm việc của công ty. Ý thức thông thường “chúng ta và họ” không được chấp nhận trong nền văn hóa quản trị của Ikea, mọi người ở Ikea đều là những “đồng sự” của nhau.

Ảnh minh họa

Đặc trưng thương hiệu

Mặc dù đã thành công ở Thụy Điển hàng chục năm nhưng mãi đến những năm 1990, Ikea mới bắt đầu được công nhận như một "hiện tượng quốc tế". Đáng nói hơn cả là Ikea đã nỗ lực để trở nên lớn mạnh như ngày nay mà không hề phải hy sinh bất kỳ một nguyên tắc sáng lập nào.

Giá thấp là một trong những yếu tố chính trong triết thuyết thương hiệu của Ikea, nhưng điều đáng nói là họ không bao giờ “tự hại mình” với chính sách định giá dưới giá thành. Một trong những lý do khiến cho Ikea có thể giữ vững mục tiêu này của họ là nhờ doanh số lớn của từng cửa hàng Ikea. Và một nguyên do khác nữa chính là nguồn nguyên liệu giá rẻ. Đây chính là những điều kiện tiên quyết hỗ trợ cho "tính tiết kiệm" mà Ikea luôn tự hào.

Tuy nhiên, những giá trị “dân chủ” của Ikea còn trải rộng ra xa hơn chứ không chỉ là giá cả. Ikea mong muốn khách hàng phải được thông tin thật nhiều về các sản phẩm họ sẽ mua, điều này có thể nhận thấy trong các cuốn catalogue của Ikea. Khi vào trong bất cứ một cửa hàng nào nằm trong chuỗi cửa hàng Ikea, khách hàng đều có thể tìm thấy vô số thông tin hữu ích giải thích rõ ràng về nguồn gốc và phương thức xử lý nguyên liệu trước khi sử dụng.

Ikea chú trọng sử dụng nguyên liệu tái chế. Họ thậm chí còn yêu cầu khách hàng của mình gởi lại các loại bao bì sản phẩm để tái chế những thứ này.

Những xu hướng về trang trí nội thất có thể thay đổi theo thời gian và liệu Ikea còn có thể duy trì được sức thu hút với khách hàng theo ý tưởng “thiết kế dân chủ” đến đâu. Câu trả lời tùy thuộc vào sự nhạy bén và linh hoạt của Ikea.

Bài học kinh nghiệm

- Chi phí: Ikea là một trong số ít thương hiệu giá rẻ nhưng vẫn luôn được tôn trọng.

- Tính kế tục: Giá trị cốt lõi của thương hiệu về “thiết kế dân chủ” vẫn luôn được duy trì nguyên vẹn qua nhiều thập niên.

- Tính thông tin: Ikea luôn nỗ lực để có thể rõ ràng thông tin cho khách hàng đến từng chi tiết của sản phẩm và cách thức hoạt động kinh doanh.

- Tính khác biệt: Ikea luôn nổi bật trong đám đông. Sự khác biệt này đã có từ lúc khởi thủy công ty và người sáng lập ra Ikea đã từng đề cập “luôn làm ngược lại với những gì mà những người khác thực hiện”.


  • 20/06/2014 10:18
  • Nguyễn Thúy
  • 4363


Gửi nhận xét