Để sếp gật đầu ý tưởng của bạn

Không khó tìm thấy ý tưởng trong công việc, tuy nhiên, điều quan trọng là bạn chia sẻ những sáng kiến này với cấp trên như thế nào để thuyết phục được sếp.

Ảnh minh  họa

Hãy hỏi lại chính mình, “ý tưởng đó có tốt cho công việc?”

“Có sự khác nhau giữa một ý tưởng hay và một ý tưởng thật sự phù hợp với công việc. Vì vậy, trước khi trình bày sáng kiến mới, bạn hãy nắm chắc rằng bản thân đã rất rõ ràng về những lợi ích hay kết quả bạn mong đợi ở ý tưởng mình đưa ra”- Ông Bùi Ngọc Quốc Hưng, Giám đốc Điều hành CareerBuilder Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm.

Bạn không hề muốn ý tưởng của mình ngay lập tức đã bị sếp đánh dấu đầy những lổ hổng. Để tránh điều này, bạn phải chuẩn bị thật kĩ các thông tin chi tiết và sẵn sàng trả lời những câu hỏi cấp trên đưa ra. Ông Đào Ngọc Hiếu, Giám đốc Chiến lược của Công ty TNHH Gsoft TP.Hồ Chí Minh, chia sẻ kinh nghiệm: “Thông tin nên tập trung vào các câu hỏi chủ yếu sau: Ý tưởng này tốn bao nhiêu? chúng mang lại lợi ích gì và hiệu ứng lâu dài như thế nào? Ngoài khía cạnh tài chính, ý tưởng bạn nêu ra còn thể hiện tinh thần nhân viên và danh tiếng của công ty”.

Ý tưởng phải gắn liền với sứ mệnh của công ty

Cần phải chắc chắn rằng trong quá trình phác thảo ý tưởng, bạn phải luôn nắm bắt đến từng chi tiết các mục tiêu, nhiệm vụ, sản phẩm được nhấn mạnh của công ty. Ý tưởng của bạn ít nhất cũng gắn với một trong các tiêu chí trên thì sức thuyết phục mới cao. Nếu có thể, hãy kết nối ý tưởng với những dự án bạn đã thực hiện thành công cho công ty, hoặc những thành tựu mà công ty đã đạt được trước đó.

Hiểu cấp trên muốn gì

Nếu ý tưởng của bạn liên quan đến những khu vực mà cấp trên đang quan tâm, khả năng chấp nhận càng tăng cao. Và nếu những ý tưởng đó là động lực để các cấp quản lý nâng cao thành công, lợi nhuận thì tính hiệu quả của ý tưởng sẽ mau chóng được tán thành và đưa vào thực hiện. Vì vậy, bạn không ngần ngại chỉ ra bất kỳ cách thức mà ý tưởng này sẽ có lợi cho người đứng đầu công ty. 

Tự tin, đề xuất đúng thời điểm

Ý tưởng được đề ra ngay khi tòa nhà bạn đang làm việc gặp hỏa hoạn, hiển nhiên sẽ không đánh bại được các đề xuất chữa cháy kịp thời lúc đó. Điều này muốn nhắc chúng ta rằng, hãy tạm lưu ý tưởng của mình lại, đợi đúng thời điểm thì hãy đưa ra. Cũng giống như khi phỏng vấn xin việc hoặc thực hiện bất cứ điều gì khác, bạn phải thể hiện sự tự tin trong những gì bạn nói. Nếu bạn chị ậm ừ dự kiến, không chắc chắn, ý tưởng sẽ khó được chấp nhận.

Hy vọng với những lời khuyên trên, ý tưởng của bạn sẽ hoàn toàn thuyết phục cấp trên cho những chiến lược sắp đến.


  • 10/06/2015 02:45
  • Nguồn bài: careerbuilder
  • 1409


Gửi nhận xét