Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp trong tập thể (ảnh minh họa)
|
Xây dựng thái độ an tâm công tác
An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao động của nhân viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu năng lao động, giảm sự gắn bó với doanh nghiệp, với cơ quan, với tập thể lao động. An tâm công tác tùy thuộc trước hết ở sự lựa chọn ngành nghề có phù hợp không, có mức lương tốt không, chỗ làm việc có ổn định không.
Sự an tâm còn được tạo ra bởi những mối quan hệ nội bộ được xây dựng giữa cấp trên và cấp dưới, giữa những người đồng cấp. An tâm công tác còn tuỳ thuộc vào sự phân công, giao việc và mức độ chủ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Một số yếu tố khác như khen thưởng, cất nhắc…cũng tác động tới thái độ an tâm công tác.
Sự cảm nhận nhân cách trong tập thể lao động
Quan hệ này trừu tượng hơn, nhưng ta rất dễ nhận ra một tập thể có sự cảm nhận nhân cách được xây dựng tốt. Họ thân ái với nhau, không phải hời hợt bên ngoài mà thấu hiểu được nhau, trước hết hiểu nhau về mặt nhân cách.
Sự lôi cuốn lẫn nhau
Qua giao tiếp, gây nên ấn tượng ban đầu. Tiếp theo đó, dễ tiếp xúc, dễ chan hòa, dễ cảm nhận nhân cách của nhau, thích nhau, muốn gần nhau, tìm được sự tương đồng về thái độ làm việc.
Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau
- Nói cảm nghĩ của mình, mô tả sự việc mà không đánh giá cộc lốc.
- Nêu định hướng mà không kiểm soát.
- Bình đẳng trong lao động và xử sự, không tỏ ra hơn người
- Năng động, khẩn trương, trung thực chứ không thủ đoạn, giả dối.
- Đồng cảm mà không ba phải.
Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp
Mỗi cá thể thường có nhiều bạn, trong đó có bạn thân. Họ thân nhau qua công việc, học hành, vui chơi, giải trí, thể thao. Dù lĩnh vực nào kết bạn thân vẫn tuân theo một số nguyên tắc hình thành gần như ngẫu nhiên. Nên dựa trên tình cảm là chính, và có chiều sâu đồng cảm nhau, cảm nhận nhân cách của nhau. Cố gắng tìm thấy ở bạn một số điều mà mình học hỏi được, xét theo một số mặt nào đó.
Tuy nhiên, cũng thấy rằng cơ sở lâu dài của việc xây dựng tình bằng hữu trong nội bộ doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào văn hóa tổ chức và các cơ chế cạnh tranh về lợi ích mà doanh nghiệp đã áp dụng như thế nào. Việc sử dụng người như thế nào, coi cái gì là quan trọng trong đối nhân xử thế của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, là tác nhân trực tiếp để hình thành nên mối quan hệ bằng hữu, thân ái tin cậy nhau trong nội bộ tổ chức.
Giao tiếp - ứng xử không chỉ là những là những câu nói, cử chỉ mang tính xã giao, mà phải chứa đựng trong bản chất và mục tiêu của nó là sự thúc đẩy hợp tác hướng vào công việc.