Muốn quảng cáo tốt, hãy kể một câu chuyện hay, nhưng đừng "chém gió"

97% giám đốc marketing nghĩ rằng phải tạo ra những điều mới mẻ chưa từng có để thành công và 2/3 trong số họ thấy rất khó khăn để bắt kịp những thay đổi này.

Trong nhịp sống hối hả, vai trò của marketing càng trở nên phức tạp hơn giữa sự nhiễu loạn từ mạng xã hội, truyền thông, sự gia tăng những thiết bị di động, sự thay đổi thói quen xem tivi. Để làm chủ xu thế này, các doanh nghiệp phải chuyển hướng chú trọng đến việc kể chuyện.

Các Marketer hiện nay không còn bị giới hạn hoạt động chỉ trong một số kênh truyền thông hay thiết bị nhất định nữa. Họ thường xuyên cần những kỹ năng mới để kiểm soát được sự gia tăng của các thiết bị và kênh thông tin tiện ích qua đó mọi người kết nối (ứng dụng điện thoại di động, web, mạng xã hội,...)

Truyền đi một thông điệp thương hiệu đòi hỏi sự ứng biến đối với mọi loại hình trên, tùy thuộc vào từng phương thức và đối tượng. Tuy nhiên có một thứ bất biến trong suốt quá trình:

Marketing B2B (là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại điện tử, trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau) trong lĩnh vực công nghệ đang thực sự gặp khó khăn trong việc làm thế nào để tránh đi sâu vào chi tiết sản phẩm và chỉ đơn giản là kể một câu chuyện.

Luôn có một niềm kiêu hãnh rõ ràng khi diễn thuyết về lịch sử công ty, hay niềm đam mê công nghệ ẩn sâu trong bản thân sản phẩm nhưng một giải pháp công nghệ chỉ thực sự tồn tại khi bản thân nó mang một câu chuyện, và với tư cách một người truyền bá công nghệ, điều này thể hiện ở những thành công của đối tác và bằng cách nào một sản phầm thực sự tạo được khác biệt đối với khách hàng, có tác động châm ngòi cho trí tưởng tượng và khơi gợi nên các cuộc thảo luận.

97% giám đốc marketing nghĩ rằng phải tạo ra những điều mới mẻ chưa từng có để thành công và phần đa trong số họ thấy rất khó khăn để bắt kịp những thay đổi này. (ảnh minh họa)

Điều này có thể khá phổ biến, và tôi đã làm việc với những công ty công nghệ khá lâu, nhưng cả những doanh nghiệp lâu năm hay mới hoạt động đều đang rơi vào cùng một cái bẫy.

• Tự hào khoe tên tuổi những nhà đầu tư đổ tiền vào bạn cũng không nói cho tôi biết những gì mà bạn có khả năng giải quyết- đây là một vấn đề lớn cho những doanh nghiệp mới trên thị trường, nó chỉ cho tôi biết rằng bạn đang đốt tiền của ai, chứ không một chút nào về lý do bạn tồn tại

• Những bản giới thiệu nặng tính kỹ thuật có thể sẽ khiến các kiến trúc sư hứng thú, và thể hiện được bạn đã bỏ bao nhiêu công sức vào sản phẩm, nhưng khi doanh nghiệp trả thù lao thì bạn đã mất lượng khách mua rồi- bạn yêu sản phẩm của mình nhưng khi giới thiệu bản dùng thử, hãy khiến nó dễ hiểu và thực tế, chứ đừng biến nó thành một khóa đào tạo với những mũi tên và những cú click chuột.

• Marketing cho sản phẩm vẫn còn một chặng đường dài trước khi tình hình trở nên khả quan hơn, hãy ngừng sử dụng những cụm từ rắc rối chung chung, và tạo ra những nội dung hấp dẫn cho một nhóm đối tượng lớn hơn- không ai quan tâm đến màu sắc của của giao diện người dùng mới, hay nếu bạn có đang sử dụng thuật ngữ mới nhất của Gartner (công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) không nếu bạn không thể tham gia mặt đối mặt với tôi trong thông điệp của mình.

Guy Kawasaki đã viết một đoạn rất hay về vấn đề này, trong khi những ý tưởng này thông thường chỉ phổ biến trong lĩnh vực truyền bá, đó còn là việc mà mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cùng cái cách họ quảng bá bản thân và những sản phẩm của mình, cần bắt đầu trở nên thực tế hơn.

3 lý do bạn cần kể 1 câu chuyện

Kể một câu chuyện thể hiện sự nhận thức về việc thương hiệu được cảm nhận thế nào trên thị trường, những kiến thức công nghệ phía sau sản phẩm, sự khác biệt ra sao, và mối quan hệ với trải nghiệm của khách hàng.

Những câu chuyện cũng cho phép bạn thể hiện một quan điểm. Điều quan trọng là đưa ra những quan điểm kể cả nếu chúng gây ra tranh cãi, bởi điều này giúp marketing truyền tải được ý thức về tính cấp thiết của câu chuyện. Việc không đưa ra một quan điểm đồng nghĩa với sự đam mê ít ỏi dành cho sản phẩm của mình. Cả khách hàng và nhân viên đều có thể cảm nhận rõ điều này. Và khách hàng thường đánh giá cao những quan điểm khiến họ phải suy nghĩ.

Vấn đề cuối cùng là thông qua những câu chuyện đó để kết nối với các bộ phận khác trong tổ chức và với khách hàng. Điều này cho phép marketing kết nối tốt hơn bộ phận kinh doanh trong nỗ lực truyền tải một thông điệp nhất quán và rõ ràng hơn. Thông điệp này tác động ngược trở lại tiến trình phát triển sản phẩm, cho phép sự cải tiến phù hợp và thích ứng với những nhu cầu khác nhau của thị trường.

Chẳng có gì trong những điều trên là quá phức tạp, nhưng vẫn luôn có một lỗ hổng rõ rệt trong cách thức mà lĩnh vực công nghệ đang định hình chiến lược marketing.

Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn là, nếu câu chuyện của bạn không thể cho tôi biết những điều sau đây:

• Lý do sản phẩm của bạn tồn tại,

• Bằng cách nào sản phẩm của bạn đáp ứng một nhu cầu, và bằng cách nào tạo nên khác biệt,

• Những giá trị trong việc sử dụng giải pháp hay dịch vụ đó đến từ đâu,

• Đối tượng chủ yếu nào mà sản phẩm sẽ hướng tới, đối tượng nào đã nhận được những tiện ích từ sản phẩm,

• Khi nào tôi có thể trải nghiệm sản phẩm, và khi nào tôi sẽ cảm nhận được khác biệt....

...thì bạn hãy nên ngừng lại, suy nghĩ và thay đổi cách làm.


  • 27/08/2015 10:04
  • Nguồn bài: Trí thức trẻ
  • 1275


Gửi nhận xét