Những bài học khởi nghiệp không thể bỏ qua

Tại Hội nghị khởi nghiệp Việt Nam (Startup Vietnam Conference) diễn ra ngày 19/12/2012 tại Khách sạn New World Saigon, xoay quanh quan điểm toàn cầu về việc khởi nghiệp, nhiều bài học đã được rút ra từ việc đầu tư mạo hiểm tại Thái Lan, thung lũng Silicon (Mỹ) và tại Việt Nam.

Tìm ra những người thật sự quan tâm và sẵn lòng trả tiền cho giải pháp

Ray Wu - Đại sứ từ JFDI.ASIA: “Đừng đưa ai ý tưởng miễn phí!”. Đừng ngại tính phí vì có khách hàng hay ai đó cần giải pháp mà bạn chưa biết rõ về họ. Điều đó bạn có thể nhận thấy được khi quan sát và giao tiếp. Đó là những người thật sự đang gặp vấn đề và họ có tiền để trả cho một giải pháp tốt. Đừng trao giải pháp của mình cho không những người không quan tâm.

Để xác định được vấn đề, bạn hãy đặt câu hỏi, khách hàng sẽ cho bạn biết là họ có cần hay không. Ví dụ, bạn đang bán đồ chơi trẻ em và bạn không hiểu được vì sao chúng thích món đồ này chứ không phải món đồ kia, nhưng bạn nên biết các bậc cha mẹ luôn muốn trẻ em chơi đùa ngoan ngoãn với đồ chơi, để họ có thể làm những việc khác. Vì vậy, thay vì quan tâm đến bọn trẻ, bạn hãy quan tâm đến việc bán cho cha mẹ chúng.

Đừng đưa tiền cho những người không thích hợp

Nguyễn Ngọc Hiếu – CEO Skynet: Tôi có 5 năm để thực hiện một dự án kinh doanh. Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều nguồn tài chính hỗ trợ và gặp một cổ đông có ý tưởng tốt. Khi chúng tôi cấp tiền cho anh ta thì dĩ nhiên chúng tôi muốn anh ta có thể nhanh chóng làm ra sản phẩm, nhưng anh ta chỉ dùng tiền để mua thêm nhiều thứ và chúng tôi đã thất bại. Sau đó, chúng tôi đã thay đổi mô hình công ty gọn nhẹ và tận dụng được thế mạnh của chính mình.

Tuy nhiên, nếu bạn không rành về quản lý và tài chính thì bạn cần có một CEO, để tổ chức và hỗ trợ, giúp bạn có thời gian để làm những gì mà bạn có thể làm tốt nhất. Số tiền từ nhà đầu tư sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm và bạn cũng nên tự bảo vệ mình trước những thời điểm khó khăn mà công ty gặp phải cũng như giữ mối quan hệ tốt đối với nhà đầu tư.

Rút kinh nghiệm từ những bài học của người đi trước, bạn sẽ bớt chông gai hơn trên con đường khởi nghiệp (ảnh minh họa)

Những gì quá rẻ sẽ không chiếm được lòng tin

Mike Trần - CEO và nhà sáng lập Keewi.me: Nhiều người cho rằng kiếm tiền ở Việt Nam rất dễ dàng, nhưng không hẳn vậy. Rất khó để các doanh nghiệp mới thành lập tìm kiếm đầu tư ở Việt Nam cũng như kêu gọi mọi tham gia. Mọi người vẫn thích làm việc cho những công ty lớn như Microsoft, Google để có một công việc tốt, mức lương và phúc lợi hấp dẫn. Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển mạnh, nhưng hãy nhớ những gì có giá quá rẻ sẽ không chiếm được lòng tin của mọi người, và bạn phải xây dựng lòng tin đó một cách từ từ.

 PR giúp công ty lớn mạnh và có nhiều cơ hội hơn

Pawoot Pongvitayapanu – CEO và nhà sáng lập Tarad.com: Tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngoài ra tôi còn viết sách về thương mại điện tử và là một diễn giả. Tôi khởi nghiệp từ năm 1998 - 1999 và đến năm 2009, Tarad.com có giá trị 18 triệu bath. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn sẽ mở rộng quy mô kinh doanh ra khắp Châu Á.

Bạn có thể làm gì để giống như tôi? Hãy luôn luôn học hỏi, tìm kiếm cơ hội và nắm bắt nó, đừng chạy theo thị trường mà hãy tự tạo ra nó. Đừng ngại phải đối mặt với khó khăn, nó sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, bạn cần phải biết cách truyền thông rộng rãi để thương hiệu trở nên lớn mạnh và có thêm nhiều cơ hội. Hãy làm việc vì xã hội chứ không phải vì thành công của bản thân hay công ty của bạn.

Bán đắt cho số ít và bán rẻ cho số đông

Rodrigo Martinez – Nhà kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực internet: Chúng tôi bắt đầu xây dựng hệ thống vào 1992 – khi tôi 18 tuổi, lấy khách hàng làm trung tâm. Kế hoạch hết sức đơn giản, là lợi nhuận tháng sau phải nhiều hơn tháng trước, chúng tôi đã phải bán hàng rất rẻ cho hàng nghìn người để kiếm lợi nhuận. Cuối cùng, STI đã trở thành một doanh nghiệp với hơn 200 khách hàng online, đứng thứ 4 ở Brazil.

Với phương châm tối đa hóa lợi nhuận mà sử dụng ít thời gian và vốn liếng, chúng tôi bắt tay xây dựng công ty thứ 2 và mọi thứ khá đơn giản nhờ kinh nghiệm từ quá trình xây dựng đầu tiên. Cuối cùng chúng tôi đã bán thành công công ty thứ 2 trong vòng 18 tháng với giá 28 triệu đô la - vụ mua bán lớn nhất trong ngành internet Brazil năm đó.


  • 01/02/2013 09:48
  • Theo dddn.com.vn
  • 1904


Gửi nhận xét