Ứng xử "sớm nắng chiều mưa" của sếp ảnh hưởng tới nhân viên ra sao?

Tâm trạng dù tốt hay xấu cũng đều có tính lây lan rất nhanh chóng. Vì thế, ở vị trí là người lãnh đạo, trưởng nhóm, bạn cần phải thận trọng với vấn đề tâm trạng và cảm xúc cá nhân của mình. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới biểu hiện của toàn bộ nhân viên hoặc những thành viên còn lại trong nhóm. Dưới đây là chia sẻ của Chris Heivly, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư The Starup Factory về vấn đề này.

Ảnh minh họa.

Là lãnh đạo, hàng ngày bạn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết và đưa ra quyết định. Ngay sáng sớm thức dậy bạn đã phải suy nghĩ về cách làm thế nào để chèo lái công ty phát triển nhanh, mạnh tiến về phía trước. Hay khi uống cà phê tâm trí của bạn cũng bị làm phiền bởi những suy nghĩ về quyết định cho vấn đề sản phẩm đang tồn tại trong những ngày qua gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn đội. Thậm chí, trong bữa ăn trưa, bạn cũng bị cuốn vào suy nghĩ về việc liệu có nên thuê một công ty tiếp thị truyền thông chuyên nghiệp như bạn đã gặp gỡ và trao đổi trong buổi tiệc đêm qua hay không.

Tất cả những hành động kể trên đều liên quan đến những suy nghĩ thận trọng, là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công và tương lai của công ty? Điều này liệu có đúng hay không? Có lẽ không. Nếu đang lãnh đạo công ty hay là trưởng nhóm của một dự án, những suy nghĩ của riêng bạn cùng với các quyết định và hành động tiếp theo sau đó thường tạo ra ảnh hưởng rất hạn chế. Tôi thừa nhận rằng, truyền cảm hứng cho mỗi thành viên trong đội để hoạt động trong khả năng tốt nhất của họ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thành công của bạn sau đó.

Khi 20 tuổi, tôi đã được trải nghiệm cơ hội lần đầu làm lãnh đạo khi phụ trách một nhóm nhân viên vẽ bản đồ chuyên nghiệp tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Washington (Mỹ). Có nhiều người ghé thăm văn phòng của chúng tôi và chủ yếu là các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế nóng hổi. Phản ứng của tất cả chúng tôi sau khi họ ra khỏi văn phòng đều cho rằng những yêu cầu của họ thật ngu xuẩn.

Một vài tuần sau đó, tôi hiểu ra một điều, là một tổ chức dịch vụ, công việc của chúng tôi là phải phục vụ nhu cầu của họ. Nhưng điều đó có vẻ quá muộn bởi tôi đã sai lầm trong việc thiết lập nên cảm xúc, thái độ tình cảm sai cho toàn đội.

Vì thế, bất kể bạn là một nhà quản lý trong những tập đoàn lớn và có danh tiếng hay là CEO của một công ty mới khởi nghiệp, cần phải nhớ rằng bạn chính là người tạo nên giai điệu cảm xúc tình cảm cho toàn nhóm. Một khi bản thân bạn mang tâm trạng tích cực sẽ khiến các thành viên trong đội lấy đó làm gương và thậm chí coi đó như một phần cảm xúc trong tâm chí của chính họ. Đây gọi là tính cộng hưởng trong y học và là công cụ quản lý hữu hiệu dành cho các nhà lãnh đạo.

Cảm xúc có tính lây lan. Hãy luôn luôn nghĩ làm thế nào để mang lại nhiều niềm vui cho người khác hơn thông qua câu chuyện bạn kể. Tương tự như vậy trong kinh doanh, khi tạo ra môi trường hàng ngày với những cảm xúc đầy tích cực, các thành viên còn lại cũng sẽ cảm nhận được điều đó và dành tình cảm tương tự với bạn. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy các thành viên muốn được gắn bó nhiều hơn nữa với toàn đội.


  • 28/08/2014 10:24
  • Tổng hợp theo Doanh nhân Sài Gòn
  • 1338


Gửi nhận xét