Le Monde: Liệu bà có thể tóm tắt những điểm chính trong thông báo tháng 6/2023 của Chính phủ Pháp về việc ủng hộ khí sinh học không ạ?
Bà Cécile Frédéricq: Việc công bố các sắc lệnh và nghị định về biểu giá khí sinh học sẽ giúp khơi dậy lại động lực hồi sinh dự án sản xuất khí sinh học, chừng nào mà thị trường bắt đầu và tiếp tục mua bán khí sinh học như những loại năng lượng khác, còn năng lực sản xuất thì linh hoạt hơn để luôn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ví dụ: luôn đạt mức công suất tối đa hàng năm.
Thật vậy, như những chủ thể kinh tế khác, các công ty khí sinh học cũng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, những đợt khủng hoảng năng lượng và xung đột ở Ukraine. Lợi nhuận từ các dự án không còn được bảo đảm vì biểu giá năm "2020" và "2021" quá thấp. Trong khi đó, chi phí của nhiều doanh mục lại gia tăng: Nguyên liệu, vật liệu đầu vào, hoặc năng lượng.
Ngoài ra, nhờ đặt ra chỉ tiêu năng lực sản xuất hàng năm, các nhà sản xuất khí sinh học sẽ có thể điều chỉnh hợp đồng của họ, giúp tạo nên mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Ngành công nghiệp đã yêu cầu thực hiện biện pháp này từ nhiều năm nay.
Do đó, chúng tôi hoan nghênh chính phủ vì đã thực hiện những biện pháp này, cũng như tổ chức sự kiện đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng về những vấn đề này từ vài tháng qua.
Cécile Frédéricq - Người đại diện chung cho tổ chức vận động sử dụng khí đốt “tái tạo” France Gaz Renouvelables
|
Le Monde: Theo bà, khí sinh học có vị trí nào trong kế hoạch năng lượng theo nhiều năm của Pháp (PPE)? Tỷ trọng khí sinh học trong cơ cấu tiêu thụ hiện tại là bao nhiêu. Làm thế nào để khí sinh học phát triển và có đóng góp lớn vào ngành năng lượng?
Bà Cécile Frédéricq: Dựa trên các nghiên cứu về tiềm năng sinh khối có thể huy động được, tổ chức France Gaz Renouvelables xác nhận rằng khí đốt có thể có xuất xứ 100% từ nguồn tái tạo vào năm 2050, và khí sinh học có thể chiếm 20% sản lượng khí được tiêu thụ từ năm 2030. Chúng tôi yêu cầu PPE bao hàm những số liệu này, bằng cách đặt mục tiêu sản xuất được 50 TWh khí metan sinh học (10 TWh đến từ công nghệ đồng phát), vì đây là lĩnh vực trưởng thành nhất cho đến thời điểm này. 10 TWh nữa sẽ đến từ các ngành tiên tiến khác, chẳng hạn như khí hóa nhiệt phân (pyro-gasification).
Vào năm 2050, tất cả các lĩnh vực sản xuất khí sinh học nên đạt được công suất như sau: 90 TWh đối với khí hóa nhiệt phân, 50 TWh đối với khí hóa thủy nhiệt, 50 TWh từ phương pháp methanation (tạo ra khí metan bằng cách hydro hóa khí CO và CO2) và 130 TWh từ phương pháp phân hủy kị khí. Như vậy, tổng sản lượng khí “tái tạo” ước tính là khoảng 320 TWh/năm.
Le Monde: Làm thế nào để phổ biến hóa những dự án sản xuất khí sinh học từ phân hủy kị khí?
Bà Cécile Frédéricq: Các nhà lãnh đạo dự án đã thực hiện nhiều nỗ lực từ năm 2019. Những gì chúng ta có thể làm ngày nay là dự đoán tốt hơn về những vấn đề ở địa phương, làm tốt hơn trong công tác bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương sinh sống gần khu vực sản xuất khí metan sinh học, dù rằng một số dự án vẫn còn phát sinh vài vấn đề. Vì vậy, nếu chúng được xây dựng gần những khu vực thu gom chất thải có thể phân hủy kị khí được, thì ít phát sinh vấn đề nghiêm trọng hơn. Có một điều đáng lưu ý ở đây, là một khi các đơn vị đã đi vào hoạt động, thì chúng không còn tạo ra vấn đề gì nữa. Các loại năng lượng tái tạo khác không vấp phải trường hợp này.
Le Monde: Chúng ta nên ưu tiên sử dụng khí sinh học cho nhu cầu nào?
Bà Cécile Frédéricq: France Gaz Renouvelables, trên hết là một hiệp hội đại diện cho khu vực hạ nguồn, cho việc phân phối khí tái tạo trong mạng lưới khí đốt. Đáp ứng tiêu dùng địa phương là ưu tiên của chúng tôi, nhằm đem lại lợi ích cho các vùng lãnh thổ và thúc đẩy những dự án kinh tế tuần hoàn này. Lĩnh vực khí đốt sinh học phải mang lại lợi ích cho các vùng lãnh thổ và sở hữu tiềm năng nêu như trên. Loại khí “tái tạo” này có thể tiếp tục được sử dụng cho mọi mục đích, do nó phát thải rất ít CO2.
Le Monde: Bà có quan điểm gì về việc cấm sử dụng những lò sưởi chạy bằng khí đốt mới vào năm 2026, trong bối cảnh Pháp rất tích cực khuyến khích thay thế khí đốt bằng điện để sưởi ấm tại nhà, bằng cách nâng cao công nghệ?
Bà Cécile Frédéricq: Như đã đề cập trước đây, chúng tôi khẳng định rằng tất cả khí đốt tiêu thụ vào năm 2050 sẽ có thể có 100% xuất xứ từ nguồn tái tạo. Lựa chọn công nghệ và tạo ra tùy chọn cho người tiêu dùng vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Như trường hợp của xe ô tô, vấn đề không tập trung vào việc sử dụng công nghệ nào cho động cơ, mà là hạn chế được bao nhiêu khí thải CO2 mỗi khi tiêu thụ nhiên liệu. Điều quan trọng ở đây, là không tước đi cơ hội của những ngành đang phát triển và giúp đất nước đạt tự chủ về năng lượng, chừng nào mà chúng vẫn đang đóng góp vào quá trình khử carbon.
Link gốc