(Ảnh minh họa)
|
1. Lựa chọn việc cần được ưu tiên
- Công việc quan trọng - khẩn cấp: Các công việc này cần được tiến hành ngay như việc “cứu hỏa”. Bao gồm ngăn chặn nguy cơ, giải quyết vấn đề phát sinh, các công việc khẩn cấp hay công việc đến hạn phải hoàn thành.
- Công việc quan trọng - không khẩn cấp
Nhóm công việc này bao gồm: Học tập, rèn luyện, phát triển bản thân; lập kế hoạch; tạo dựng và phát triển các mối quan hệ; tìm kiếm bạn đời; chăm sóc gia đình, con cái; nghỉ ngơi, du lịch,…
Những công việc này thực sự là những hòn đá tảng xây đắp lên lâu đài thành công và hạnh phúc của bạn. Tuy nhiên, do chúng không mang tính khẩn cấp nên mọi người thường không nhận ra tầm quan trọng của nó hoặc hay trì hoãn đến khi nó mang tính khẩn cấp.
2. Quan tâm đến hiệu quả
Bạn không thể luôn làm tốt tất cả mọi việc. Đừng lựa chọn cái gì quá sức đối với bạn. Sắp xếp cuộc sống sao cho bạn có thể đạt được cái bạn muốn và phải biết nói không với những cơ hội không thuộc ước muốn của bạn. Sống cuộc sống của bạn như bạn đang tạo ra nó, đừng sống cuộc sống như nó đã được sắp đặt trước.
3. Kết hợp các hoạt động
Nhiều người cảm thấy khó sắp xếp thời gian hợp lý để vừa có thời gian dành cho gia đình, bạn bè, lại có thời gian dành cho công việc, vui chơi… Việc này rất khó, nhưng bạn có thể tìm cách nào đó để kết hợp thực hiện những việc này cùng lúc. Hãy tạo dựng mối quan hệ gần gũi với mọi người ở nơi bạn làm việc và tìm những người có sở thích chung để có thể cùng bạn chia sẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến việc phát triển công việc với những người mà bạn quý mến và trong những những hoạt động mà bạn thích.
4. Phân phối thời gian
Quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn có những lý do chính đáng đòi hỏi bạn dành thời gian quý báu của mình. Hãy học cách phân phối thời gian.
5. Học hỏi những công cụ và phương thức mới
Bạn nghĩ học hành sẽ khiến bạn mất thời gian nhưng thực ra luôn có những công cụ mới và phương thức mới để làm một việc nào đó nhanh hơn thông thường. Đừng ngại tìm kiếm và học hỏi những cách mới để giúp bạn tiết kiệm thời gian.
6. Lạc quan
Bạn không nên bi quan, thất vọng nếu bạn không thể hoàn thành mọi việc mà bạn muốn. Hãy hài lòng với những gì bạn đã đạt được và tiếp tục tìm cách nâng cao hiệu quả trong công việc. Đây là lý do tại sao việc lập danh sách những việc cần làm và gạch dần những việc đã được hoàn thành luôn xuất hiện trong những cuốn sách về hiệu quả trong công việc. Mỗi khi hoàn thành một việc coi như chúng ta giành được một chiến thắng nho nhỏ mà khi gộp tất cả lại sẽ là một thành công lớn.