Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng. Dưới đây là 4 lời khuyên độc đáo để biến khách hàng trở thành những người ủng hộ thương hiệu của bạn.
1. Hướng dẫn khách hàng cách "câu cá"
Ngạn ngữ cổ có câu: "Cho ai đó một con cá, bạn chỉ nuôi sống anh ta một ngày. Nhưng dạy người đó cách câu cá, bạn nuôi sống anh ta một đời". Điều đó đặc biệt đúng trong thế giới kinh doanh. Khách hàng có thể rồi sẽ quên một thương hiệu sản phẩm tốt, nhưng sẽ đặc biệt ấn tượng với những doanh nghiệp hỗ trợ được cho họ.
Ví dụ, HubSpot là một công ty chuyên cung cấp phần mềm tiếp thị. Nhưng “ghi điểm” trong lòng khách hàng lại không phải chỉ là các sản phẩm, mà còn là những nội dung thông tin HubSpot cung cấp kèm theo phần mềm. Đối với khách hàng là các chuyên viên tiếp thị, công ty này cung cấp miễn phí những tư liệu chuyên ngành có nội dung tốt và mang tính đào tạo chuyên nghiệp. Khách hàng yêu thích thương hiệu này, chính bởi vì thông tin và các bài viết hữu ích trên blog của công ty đã hỗ trợ họ trong công việc.
Bí quyết ở đây, chính là việc các doanh nghiệp có thể làm thỏa mãn vượt nhu cầu mong đợi của khách hàng. Hàng trăm hàng ngàn các chuyên viên tiếp thị vào blog HubSpot mỗi tháng để tìm hiểu thêm về tiếp thị trực tuyến và thích thú mỗi khi đọc được các bài viết khiến họ thấy được “khai sáng” trong kỹ năng làm việc.
Sau nhiều năm tận tâm hỗ trợ khách hàng như vậy, HubSpot đã trở thành một "điểm đến" về tài nguyên kỹ thuật số cho các chuyên viên tiếp thị, và tất nhiên, thương hiệu này đã được khách hàng nhắc đến với sự trân trọng.
2 . Một doanh nghiệp dũng cảm, dám đấu tranh với điều phi lý sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng
Có thể nhắc đến trường hợp của Eat24, một công ty thực phẩm của Mỹ đã đấu tranh chống lại Facebook và thu hút được sự ủng hộ lớn trên internet. Trong một bức tâm thư, Eat24 đã công khai những điều đáng xấu hổ của Facebook khi buộc các doanh nghiệp phải trả tiền để có được một số lượng người hâm mộ trên Fanpage (trang dành cho người hâm mộ).
Bức thư của Eat24 đã nhận được hơn 30.000 lượt chia sẻ, hầu hết đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ. Trong khi có nhiều chuyện khác dù được in khắp các mặt báo nổi tiếng như The Wall Street Journal, CNN... cũng chỉ có khoảng hơn 600 lượt ý kiến quan tâm.
Mặc dù Eat24 không thắng trong cuộc chiến chống lại Facebook, nhưng việc làm của doanh nghiệp này đã thu hút nhiều khách hàng và người theo dõi (followers) hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa.
|
3 . Khuyến khích khách hàng để họ bán hàng cho bạn
Khách hàng sẽ không hỗ trợ bán hàng cho doanh nghiệp của bạn, nếu như cách tiếp thị quá tẻ nhạt và họ không thấy lợi ích trong việc đó.
Hãng quần áo nam Bobonos khuyến khích khách hàng chia sẻ một mã hàng trị giá 25$ với bạn bè của họ. Những khách hàng ấy sẽ nhận được 25$ trong thẻ tín dụng cho mỗi lần bạn bè của họ sử dụng mã hàng ấy để mua sắm. Đó là một trường hợp mà cả doanh nghiệp, khách hàng và bạn bè của họ cùng có lợi.
Lưu ý ở đây là việc bạn cần cung cấp đủ lợi ích cho mọi người, và phải có nhận thức đúng về chiến thuật “lợi dụng” khách hàng.
4 . Nếu doanh nghiệp có "vấn đề" và bạn bị khách hàng công kích, hãy chia sẻ thông tin
Thực tế, không doanh nghiệp nào hoàn hảo và mọi khách hàng đều hiểu điều đó. Họ chỉ thất vọng và không thể tha thứ khi bạn không minh bạch xử lý các vụ bê bối hay các sự cố.
Hãy suy nghĩ về điều này: Từ quan điểm khách hàng, họ sẽ rất dễ bực bội khi một lô hàng giao trễ hẹn hoặc nhận được một sản phẩm bị lỗi... Lúc này, khách hàng sẽ lung lay niềm tin vào nhãn hàng và có thể có những phản ứng tiêu cực.
Đầu năm 2014, Groove, một nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ máy tính, đã có 15 giờ ngừng hoạt động. Điều này gây ra sự lộn xộn khó chịu cho một số lượng lớn khách hàng trung thành của hãng. Giám đốc điều hành Alex Turnbull đã thông báo cụ thể những gì đã xảy ra tới khách hàng để họ cảm thấy thoải mái hơn.
Alex Turnbull có thể giữ thái độ không phản ứng trong lúc ngừng sản xuất, nhưng thay vì im lặng, ông chọn giải pháp chia sẻ chi tiết mọi thông tin. Tiếp đó, gần một tuần sau khi vụ việc xảy ra, Turnbull đã lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ để tránh xảy ra sự cố trên một lần nữa, và đưa ra văn bản quản lý các cuộc khủng hoảng mất điện. Những động thái này đã khiến Groove lấy được sự tin tưởng của khách hàng.