(Ảnh minh họa)
|
Tại Công ty Điện lực Bình Định, cách đây gần 20 năm khi còn vận hành các máy phát điện diesel, một số bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện do môi trường lao động như bệnh ù tai, bệnh viêm da do dầu, bệnh tim mạch... Hiện nay, mặc dù đã có điện lưới quốc gia nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng vẫn còn những lĩnh vực công tác mà người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao nếu không được đề phòng, bảo hô lao động tốt như: Gia công cơ khí tại Xí nghiệp cơ điện, thí nghiệm thiết bị điện tại Đội thí nghiệm, vận hành tại các trạm biến áp.
Trong các môi trường làm việc khác nhau về độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, ánh sáng, hóa chất độc hại, căng thẳng thần kinh, điện từ trường… ít nhiều tác động đến cơ thể và hệ thần kinh của người lao động. Công ty Điện lực Bình Định luôn có các biện pháp đề phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động, từ trang cụ bảo hộ lao động (BHLĐ), kiểm tra chấn chỉnh việc thực hiện quy trình ATLĐ, đến việc điều trị và tổ chức nghỉ điều dưỡng cho các trường hợp sức khỏe giảm sút. Trong năm 2012 đã có 60 CBCNV tham gia nghỉ điều dưỡng tại Viện Điều dưỡng Nha Trang và tiếp tục có 2 đợt điều dưỡng trong năm 2013.
Bệnh nghề nghiệp là một thực tế tại các đơn vị trong tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi phải có các biện pháp để bảo vệ người lao động thông qua việc thực hiện các chế độ của nhà nước, các quy định chăm sóc sức khỏe của ngành như khám sức khỏe định kỳ, điều trị, nghỉ dưỡng và thực hiện các chế độ bồi dưỡng ca 3, độc hại... Đặc biệt, cần coi trọng việc trang bị BHLĐ, quan trắc môi trường lao động và kiểm tra nghiêm ngặt quy trình ATLĐ... Đồng thời, bản thân người lao động cũng phải có trách nhiệm với sức khỏe của mình, bởi vì “con người luôn là nguồn vốn quý nhất”.