Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có những phong tục khác nhau. Để thích nghi được với phong tục từng nơi hay cách mà họ giao tiếp có khi cần khoảng thời gian rất dài. Câu chuyện dưới đây của Mark Abadi (là một phóng viên nhóm chiến lược của Business Insider. Trước đây ông đã thực hiện bao gồm mục tin tức và chính trị. Trước khi gia nhập Business Insider, Mark đã có hai năm làm giáo viên dạy tiếng Anh tại Malaysia) sẽ cho bạn đọc thấy được cách mà người Malaysia đối diện với mọi thứ, họ hòa nhã, lịch thiệp và đặc biệt là không bao giờ thẳng thắn bác bỏ ý kiến người khác. Dưới đây là chia sẻ của Mark Abadi:
Ngoài bất đồng về ngôn ngữ, có lẽ rào cản lớn nhất khi sống ở một quốc gia khác chính là phong cách giao tiếp. Trong nhiều trường hợp, có những cách thức giao tiếp không thể hiện rõ ràng ngay mà nó mất tới nhiều tháng hay nhiều năm để có thể cảm nhận được.
Mark tới Malaysia để trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh tại quốc gia này. Mark đã sống ở Malaysia được 2 năm.
Mark Abadi trong một buổi giảng dạy tại Malaysia.
|
Một ngày làm việc của giáo viên tất nhiên phải giao tiếp rất nhiều, từ những học sinh trong lớp, những giáo viên khác cho tới phụ huynh và ban lãnh đạo nhà trường. Mark cho rằng cách thức giao tiếp của người Malaysia khác biệt rất nhiều so với những quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ - nơi mà anh từng sinh sống.
Có lẽ "đặc sản" của người Malaysia theo Mark là họ không nói "không", họ không phản biện lại ý kiến người khác mọi cách trực tiếp. Trong suốt 2 năm làm việc và sinh sống tại Malaysia, chưa từng có một ai nói thẳng vào mặt Mark rằng: "Không, như thế là không được".
Tất nhiên, không phải tất cả những ý kiến, sáng tạo của Mark đều được chấp thuận, kể cả khi chúng tốt vẫn thất bại. Nhưng, thay vì thẳng thừng từ chối ngay từ đầu, Mark cho rằng người Malaysia có cách hòa nhã hơn để tiếp cận bằng "chúng ta có thể thử" hoặc "có thể được đấy".
Người Malaysia hạn chế đưa ra những phản hồi có tính tiêu cực, kể cả khi họ không thích ý kiến kia chút nào nhưng vẫn luôn tìm cách né tránh trả lời trực tiếp. Họ cho rằng phản hồi tiêu cực sẽ khiến người đưa ra ý tưởng hổ thẹn, làm cản trở sự sáng tạo của họ và làm hỏng cuộc giao tiếp.
Ở Malaysia 2 năm, Mark hiểu rằng cho dù mọi người luôn nói với anh rằng: "Ý kiến này được đó, chúng ta có thể thử". Thì cụm từ "có thể" cũng tương đồng với sự từ chối, Mark hiểu rằng mình cần quay về nghĩ lại từ đầu. Về bản chất nó chẳng khác gì với từ chối, thực tế thì sự từ chối này khiến Mark thoải mái hơn và anh tự do hơn trong quá trình đưa ra các ý tưởng mới của mình.
Điều này trái ngược hoàn toàn với nhiều quốc gia trên thế giới, khi mà những ý tưởng mới, chỉ cần nó không phù hợp với lối tư duy của người nghe sẽ bị từ chối thẳng thừng. Văn hóa giao tiếp trực diện này đôi khi khiến người đề cập bị tổn thương, họ dần mất đi khả năng sáng tạo của chính mình.
Từ chối thẳng thừng một cách trực tiếp đôi khi trở thành rào cản cho sự sáng tạo cá nhân. Chuyên gia văn hóa ngôn ngữ Craig Storti cho rằng: "Ở nhiều quốc gia, bạn cần nói thứ gì đó tiêu cực để người kia thấy được, hiểu được sự từ chối của bạn".
Quay lại với Mark, anh cho rằng tất nhiên lịch thiệp là điều tốt, thế nhưng nhiều khi nó khiến người nói với người nghe không hiểu được nhau. Đồng thời, có quá nhiều thứ diễn ra khiến anh không biết phải xoay sở ra sao cho đúng mực.
Khi giảng dạy, Mark gợi ý cho các học sinh của mình về một khóa học mới của anh. Anh hỏi ý kiến các học sinh xem liệu họ có hứng thú tham gia khóa học này không. Thật bất ngờ khi tất cả đều nói "có" cho dù nhiều học sinh đã có kế hoạch của riêng mình, tất nhiên điều này làm cho Mark cảm thấy vui khi ý tưởng của mình được chấp thuận.
Mọi chuyện chỉ rõ ràng hơn sau nhiều lần hỏi khác, sự lịch thiệp trong giao tiếp của người Malaysia khiến Mark mất tới vài lần mới xác định được đúng số học sinh sẽ tham gia khóa học mới của mình.
Nhiều khi sự lịch thiệp là cần thiết, nó như liều thuốc tinh thần cho những người thích sáng tạo, thế nhưng lịch thiệp quá đôi khi lại dẫn tới những sự lệch lạc trong tư tưởng từ đó làm tốn thêm thời gian, công sức của chúng ta.