Nói không ngừng
Bạn đã bao giờ ngồi nói suốt cả buổi và không để ai được thốt ra một lời nào chưa? Cảm giác phải ngồi hàng giờ đồng hồ nghe người khác nói thực sự rất khó chịu. Các chuyên gia cho rằng nói quá nhiều làm bạn chỉ tập trung vào bản thân và không hứng thú với bất cứ điều gì người đối diện nói. Điều này không chỉ làm cuộc hội thoại trở nên nhàm chán mà còn tạo ấn tượng xấu với người nói chuyện.
Đưa ra hàng trăm câu hỏi
Biết rõ mọi thứ về đối phương là tốt nhưng điều này không có nghĩa rằng bạn phải dồn dập đưa ra hàng loạt câu hỏi trong khoảng thời gian ngắn. Cách tốt nhất để tìm hiểu một người là dành nhiều thời gian và kiên trì ở bên cạnh người ấy.
Che giấu cảm giác của mình
Mọi người thường lưu giữ quá nhiều thứ trong đầu và hiếm khi bộc lộ cảm xúc của mình cho tới khi tất cả bị dồn nén dẫn tới bùng nổ. Vậy thay vì làm rối tung lên, bạn cần cố gắng nói ra suy nghĩ của mình khi có chuyện không hài lòng. Hàng ngày hoặc mỗi tuần, dành thời gian ngồi trò chuyện, trao đổi với nhau để cả hai cùng rút kinh nghiệm.
Hiếu thắng
Luôn cho mình làm đúng, không thừa nhận lỗi lầm là điều rất nhiều người mắc phải khi tranh cãi. Tuy nhiên, hành động này chỉ khiến “cuộc chiến” càng trở nên căng thẳng và ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ. Tất cả chúng ta đều cần thời gian và không gian thư giãn, tìm kiếm sự thoải mái. Vì vậy, khi gặp rắc rối, bạn cần bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ, sau đó, bắt đầu cuộc thảo luận với đối tác.
Nói xấu người khác
Một số người có thói quen thích soi xét đời sống riêng của người khác và đem mọi chuyện ra bàn tán. Tức giận, ghen tị hay căm ghét một người là cảm giác rất bình thường nhưng nếu vì nguyên nhân đó, bạn nói xấu họ trước mặt hết người này tới người khác, đó là điều sai lầm và không nên làm. Người đối diện sẽ thấy bạn rất “nhỏ mọn” và hẹp hòi.
Muốn trở thành một người giao tiếp giỏi, có phong thái nói chuyện chuyên nghiệp, cách cư xử tao nhã và thanh lịch, để lại ấn tượng sâu sắc cho người khác thì tuyệt đối cần tránh những điều trên khi giao tiếp.