Những lỗi các mẹ thường gặp khi chăm bé bị cúm

Khi chăm sóc bé bị cúm, các bậc cha mẹ thường mắc sai lầm tai hại mà đôi khi không biết.

Cảm cúm gây ra sự khó chịu khiến cho các bé quấy khóc (ảnh minh họa)

Cảm cúm, sốt hay viêm tai... là căn bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa. Dù là bệnh "đến hẹn lại lên", nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn rất lúng túng trong việc điều trị cho trẻ, thậm chí là có những hiểu lầm tai hại.

1. "Cảm thì cho ăn, sốt thì nhịn"

Đó là câu nói nổi tiếng của Mark Twain, nhưng sự thật thì câu nói này không hoàn toàn chính xác. Trẻ em hay người lớn khi bị ốm đều cần nạp dinh dưỡng, uống đủ nước và nghỉ ngơi điều độ mới mong sức khỏe nhanh phục hồi. Nếu trẻ không thích ăn đồ cứng thì phở gà, nước hoa quả ép và thậm chí một cây kem cũng là sự chọn lựa tốt...

2. Cảm và cúm chủ yếu bị lây trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Cảm cúm dễ lây khi các triệu chứng xấu đã xuất hiện. Thông thường là lây qua ho hoặc hắt hơi (chứa virut cúm) hoặc lây qua đường tiếp xúc tay với tay. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi sức đề kháng yếu. Vì vậy, thậm chí, khi các bé đã khỏi bệnh thì cha mẹ vẫn nên nâng cao cảnh giác.

3. Cúm sẽ gây ra viêm tai

Bệnh cúm do vi rút gây ra, trong khi 90% viêm tai lại do vi khuẩn gây nên. Vậy tại sao con bạn lại thường viêm tai mỗi khi bị cúm? “Bệnh cúm tạo ra chất nhầy và sự tích tụ dịch lỏng trong tai, đây là một môi trường tốt cho bệnh viêm tai khi vi khuẩn lớn lên”, bác sĩ Ari Brown nói.

4. Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 2 lần/ngày

Cảm giác bị tắc nghẹt mũi khi bị cúm khiến trẻ rất khó thở và chẳng dễ chịu chút nào. Vì vậy, cha mẹ thường có thói quen nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc xịt giúp thông mũi.

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại thuốc này, sẽ gây tác dụng ngược. Trẻ sẽ có nguy cơ bị tắc nghẹt mũi trở lại. Và lần này có thể còn kéo dài và nguy hiểm hơn lần trước, bạn cần có sự giúp đỡ của bác sĩ.

Theo các chuyên gia, bạn không nên dùng thuốc xịt thông mũi quá 2 lần/ngày, thời gian dùng thuốc không kéo dài quá 3 - 4 ngày.

5. Không cần quá lo những cơn sốt nhẹ

Điều này phụ thuộc vào tình trạng của con bạn như thế nào. Những cơn sốt sẽ giúp chống lại sự lây bệnh bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, giết chết các con vi khuẩn và virut vốn không thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể. Nhưng thật khó chấp nhận khi cứ để mặc trẻ chịu đựng như vậy.

Nếu trẻ bị sốt nhẹ nhưng tỏ ra rất mệt, ngủ lịm đi, hoặc đau mỏi... thì hãy cho bé uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen, thuốc sẽ giúp trẻ cảm thấy thoái mái và ngủ tốt hơn.

Lưu ý đặc biệt: Bé dưới 6 tháng tuổi có dấu hiệu sốt thì cần nhanh chóng gọi điện cho bác sĩ nhi khoa hoặc đưa đến bệnh viện.

6. Cho bé dùng Aspirin khi chưa có đơn của bác sĩ

Tuyệt đối tránh dùng aspirin cho bé khi chưa có đơn của bác sĩ. Các loại kháng sinh khác chỉ tiêu diệt được vi khuẩn trong khi virus – tác nhân gây ra cảm cúm thì vẫn sống khỏe. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng kháng sinh trong trường hợp có yếu tố truyền nhiễm liên quan đến vi khuẩn như chứng nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

7. Bị cúm thì không nên hôn trẻ.

Một cái hôn môi sẽ chẳng gây hại gì. Không giống một cái hắt hơi hay cơn ho sặc sụa chứa đầy virut cúm, nước bọt trong miệng chứa rất ít virut cúm. Kỳ thực, bệnh cúm rất khó lây khi hôn. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cúm chó bé là cha mẹ hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ.


  • 20/09/2012 02:02
  • Theo eva.vn
  • 1739


Gửi nhận xét