Ảnh minh họa.
|
Trong bài viết chia sẻ trên Mindful, nhà tâm lý học Barry Boyce đã phân tích vì sao nỗi sợ sai lầm lại ngăn cản chúng ta thành công. Một nghiên cứu sâu về quá trình phát triển cơ thể đã chỉ ra rằng cảm giác không thích phạm sai lầm của chúng ta chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Tư duy phát triển và tư duy cố định
Một nghiên cứu về cơ thể bắt đầu vào năm 2011 đã chỉ ra rằng niềm ác cảm đối với những sai lầm có thể là nguyên nhân dẫn đến chuyện học hỏi không hiệu quả. Nghiên cứu này chỉ ra hai lối tư duy khác biệt: tư duy phát triển tin rằng trí thông minh là điều có thể thay đổi được, và tư duy cố định cho rằng không thể thay đổi trí thông minh theo thời gian.
Những người có tư duy phát triển thường chú tâm nhiều hơn đến những sai lầm và xem chúng như những hồi chuông thức tỉnh. Chính vì vậy, sai lầm trở thành cơ hội để họ học hỏi. Ngược lại, những người có tư duy cố định sẽ tắt đi các hoạt động của não bộ khi phải phản ứng với các nhận xét tiêu cực từ bên ngoài. Và vì vậy, họ bỏ lỡ đi những cơ hội quan trọng để học hỏi, phát triển bản thân.
Một nghiên cứu MRI tại Đại học Nam California đã so sánh việc "tránh né học hỏi" (khi những sai lầm bị nhìn nhận tiêu cực) và "học hỏi như phần thưởng" (nơi những sai lầm được nhìn nhận như cơ hội) và tìm thấy rằng, cho bản thân cơ hội học hỏi từ thất bại và cân nhắc những lựa chọn có thể biến thất bại trở thành trải nghiệm tích cực. Trải nghiệm này tạo ra cảm giác thỏa mãn ở các vùng trung tâm của não bộ
Học từ những sai lầm
Lối tư duy này đã truyền cảm hứng cho nhà giáo dục Richard Curwin phát triển những phương pháp để "dạy thông qua những sai lầm". Phương pháp này bao gồm 2 nội dung: không đánh dấu lỗi sai trên các bài kiểm tra nếu không kèm theo giải thích sai như thế nào; luôn luôn trao cho người học cơ hội để làm lại, và để người học "bàn tán với nhau về những sai lầm lớn nhất của họ và những gì họ học được từ sau những sai lầm ấy".
Tương tự, trong quyển sách Mindfulness for Teachers (tạm dịch: Chánh niệm cho giáo viên), nhà tiên phong trong giáo dục chánh niệm Patricia Jennings đã khuyến khích giáo viên áp dụng các kỹ thuật và bài tập chánh niệm để nhận thức về những phản ứng cảm xúc của bản thân họ trong những tình huống đầy thách thức.
Theo thời gian, giáo viên có thể học cách phản hồi tỉnh thức thay vì phản ứng tự động trước các tình huống khó. Hiệu ứng phản hồi- không-phản ứng này đôi khi được các nhà khoa học thần kinh gọi là "chuyển hướng sang trái".
Hiệu ứng này chỉ ra sự dịch chuyển của não bộ trong cách chấp nhận thay vì kháng cự các thông tin mới, theo một nghiên cứu gần đây về phương pháp giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm. Bằng cách này, họ sẽ nhìn thấy nhiều lựa chọn giải quyết tình huống hơn và cũng học được theo các bài học cho riêng họ.
Link gốc.