Văn hóa tuyển dụng của Next Jump

Charlie Kim, CEO của Công ty Next Jump (Mỹ), đã từng tin vào hiệu quả của việc tuyển dụng những nhân viên giỏi. Ông đã tuyển dụng những kỹ sư giỏi nhất từ những trường danh tiếng như MIT, trường công nghệ Carnegie Mellon và Georgia. Nhưng kết quả không như mong muốn. Sau một thời gian, ông phát hiện ra rằng công ty đang bị hủy hoại dần bởi một đội ngũ nhân viên ngốc nghếch và lố bịch. Bởi vậy đến một ngày, ông quyết định sa thải hơn một nửa số kỹ sư của công ty.

Con người là yếu tố quan trọng cho sự thành công của một công ty. Nếu bạn có những nhân viên giỏi, công việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển thịnh vượng. Do vậy nhiều công ty săn lùng những ứng cử viên sáng giá từ những ngôi trường danh tiếng nhất. Kết quả học tập đương nhiên là quan trọng, nhưng đồng thời những kỹ năng về ngôn ngữ, khả năng cạnh tranh, ham muốn cống hiến cũng được các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Tất cả các bài test (kiểm tra) tuyển dụng đều được thiết kế nhằm tìm kiếm những đặc tính này từ ứng cử viên và những người như vậy có nhiều cơ hội làm việc với những mức lương cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, có những bằng chứng chứng tỏ rằng điều này không thực sự đúng như người ta tưởng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả làm việc của một tập thể không phải là phép cộng đơn giản kết quả làm việc của từng cá nhân, chính tinh thần làm việc nhóm mới tạo nên một tập thể hiệu quả trong công việc.

Hình minh họa

Charlie Kim, CEO của Công ty Next Jump (Mỹ), đã từng tin vào hiệu quả của việc tuyển dụng những nhân viên giỏi. Ông đã tuyển dụng những kỹ sư giỏi nhất từ những trường danh tiếng như MIT, trường công nghệ Carnegie Mellon và Georgia. Nhưng kết quả không như mong muốn. Sau một thời gian, ông phát hiện ra rằng công ty đang bị hủy hoại dần bởi một đội ngũ nhân viên ngốc nghếch và lố bịch. Bởi vậy đến một ngày, ông quyết định sa thải hơn một nửa số kỹ sư của công ty.

Charlie nhận thấy rằng sự khiêm tốn là một trong những yếu tố nếu không muốn nói là yếu tố quan trọng nhất cần có ở một nhân viên nhằm giúp Next Jump phát triển theo hướng mà ông mong muốn.

Bởi vậy Charlie cùng với người đồng sáng lập Meghan Messenger quyết định tìm kiếm những ứng cử viên có tính khiêm tốn và sẵn lòng học hỏi, những người mà họ muốn làm việc cùng. Cũng mất một khoảng thời gian nhất định để thích nghi và tiếp tục hoàn thiện.

Cuối cùng, 50 người đã được lựa chọn từ hơn một nghìn đơn xin việc. Họ được mời đến công ty vào một ngày thứ bảy. Hơn một trăm nhân viên của Next Jump cũng đến hỗ trợ việc tuyển dụng.

Các ứng viên đều được theo dõi rất chặt chẽ. Họ có thô lỗ với người giúp họ treo áo khoác hay không. Họ có nói cạnh khóe người phỏng vấn hoặc ứng viên khác hay không. Tất cả điều này sẽ được ghi lại.

Lịch trình phỏng vấn không có sẵn. Tất cả các ứng viên sẽ gặp một số nhân viên của Next Jump, riêng biệt hoặc theo nhóm. Nhân viên của Next Jump sẽ ghi nhận kỹ càng những thể hiện của các ứng viên, tìm hiểu xem họ có phải là người tự cao hoặc quá coi trọng bản thân hay không.

Ví dụ, bạn sẽ được hỏi: Bạn trân trọng điều gì trong con người bạn. Nếu câu trả lời của bạn là bạn trân trọng trí thông minh và hiểu biết của bạn, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị loại. Nhưng nếu câu trả lời của bạn là bạn trân trọng sự giúp đỡ của cha mẹ để bạn có được cơ hội học hành và đạt thành quả như hôm nay, bạn sẽ được đánh giá tốt.

Ngoài ra, ứng viên có thể được yêu cầu làm việc cùng nhau trong một nhóm và sau đó sẽ thuyết trình trước những ứng viên còn lại. Mới nghe có vẻ bình thường, nhưng điều đặc biệt ở đây là nhóm thuyết trình không phải là nhóm sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá mà chính là những nhóm ứng viên đang ngồi nghe phía dưới. Liệu họ có chú ý đến việc thuyết trình của nhóm kia? Hay họ chỉ tập trung vào việc của họ, chẳng quan tâm đến những điều người khác đang nói.

Đến cuối ngày, khi mọi ứng viên đã ra về, nhân viên của Next Jumper sẽ ngồi lại và bàn bạc. Họ có hàng tá dữ liệu về từng ứng viên và sẽ bầu cho từng người. Sẽ không có cái gọi là “có thể”. Trừ khi cả nhóm thực sự mong muốn và không do dự muốn tuyển nhân viên này, nếu không người đó sẽ bị loại.

Việc thông báo được thắng tuyển sẽ được thông báo vào thứ hai - một cách nhanh chóng. “Một khi chúng tôi đã chọn một ứng viên nào đó, chúng tôi muốn họ biết ngay lập tức”, Charlie nói.

Còn những người không ứng cử thì sao? “Nhiều người trong số họ rất tuyệt vời. Nhưng có thể họ không phù hợp với chúng tôi hoặc chúng tôi không có vị trí cho họ”. Và ông sẽ giới thiệu họ tới những công ty khác với những nhận xét và lưu ý mà ông đã biết được về họ.

Charlie luôn trân trọng những người làm việc cho ông. James Pellizzi, Giám đốc kỹ thuật của công ty, vốn là một giám đốc rất có năng lực nhưng sau đó ông sa sút dần do những vấn đề trong cuộc sống cá nhân và bị nghiện rượu. Ông đau khổ và tự cho rằng mình vô tích sự, không ai thèm quan tâm tới ông.

Ông tìm việc ở một công ty khác và nói với Charlie rằng ông sẽ ra đi. Nhiều người có thể cho đây là một giải pháp tốt. Nhưng Charlie nói với James rằng: James có quyền quyết định ra đi hoặc ở lại, song, Charlie muốn ông ở lại và cùng mọi người tìm hiểu xem vấn đề gì khiến ông không hài lòng. Charlie nói rằng ông và mọi người đều quan tâm đến James và sẽ làm điều gì cần phải làm để giúp James trở về với con người thật của mình. Lỗi có thể từ cả hai phía và họ sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề.

James đã quyết định ở lại. “Thật bất ngờ khi biết rằng Charlie cũng như những người khác luôn quan tâm tới tôi. Tôi là người cứng rắn và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng lần này tôi đã khóc, không thể kiềm chế”. James nói.

Đó là văn hóa của Next Jump, bạn hoàn toàn có thể học tập và phát huy.

 


  • 25/02/2014 10:22
  • Lê Huyền (biên dịch theo www.ceo.com)
  • 2070


Gửi nhận xét