Các chuyên gia cho biết, chỉ có 40% các cuộc chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp thành công. Các cuộc chuyển đổi nhằm đạt được đột phá về kết quả hoạt động của doanh nghiệp thường có xu hướng thành công nhiều hơn, với tỷ lệ 47%; trong khi các cuộc chuyển đổi mang tính tự vệ, ví dụ như để đối phó với khủng hoảng, chỉ có tỷ lệ thành công là 34%.
Ảnh minh họa.
|
Các yếu tố dẫn đến thành công trong chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp gồm:
1. Mục tiêu rõ ràng và xuyên suốt
Doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào một cuộc chơi lớn hơn với kết quả hoạt động vượt ngoài tầm dự đoán dựa trên tình hình hiện tại và nhân viên thực sự bắt đầu tìm hiểu làm thế nào doanh nghiệp của mình có thể chuyển đổi để đạt được những đột phá một cách bền vững trong hoạt động kinh doanh.
2. Vai trò lãnh đạo
Doanh nghiệp có một giám đốc điều hành giỏi, có khả năng truyền đạt các dữ kiện một cách rõ ràng, minh bạch cho toàn thể doanh nghiệp để mọi nhân viên đều nhận thức rõ những việc không đem lại hiệu quả, những việc cần thay đổi, và cũng để họ được cập nhật đầy đủ thông tin về tiến độ thực hiện.
3. Một hệ thống chuyển đổi rõ ràng
Doanh nghiệp phác thảo mục tiêu rõ ràng nhằm đạt được sự đột phá toàn diện trong hoạt động kinh doanh. Các mục tiêu này được chuyển thành những hành động cụ thể và rõ ràng, mang tính liên tục theo thời gian và liên kết lẫn nhau.
4. Duy trì nhiệt huyết và sự hưởng ứng của nhân viên
Doanh nghiệp phải phát huy được tinh thần làm chủ công cuộc chuyển đổi, làm cho nó lan tỏa khắp tổ chức; thực hiện hài hòa giữa thông điệp tích cực và tiêu cực (đẩy mạnh những hoạt động hiệu quả, loại bỏ những hoạt động không hiệu quả), và phát động mọi nỗ lực lập kế hoạch hợp tác trên diện rộng nhằm tạo cơ hội cho nhân viên thực hiện quyền làm chủ công cuộc chuyển đổi này.
Các chuyên gia cũng đề xuất nên truyền đạt cho nhân viên về hình ảnh công ty tại những thời điểm khác nhau trên chặng đường chuyển đổi, kể cả từng cột mốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi, để nhân viên nhận thức rõ hơn về những gì đang làm và những gì cần phải thực hiện.
Tại Việt Nam, Mekong Capital cũng đang áp dụng các yếu tố này nhằm tạo sự chuyển đổi cho các công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital. Đó là xây dựng một tầm nhìn mới, được gọi là đầu tư dựa trên định hướng tầm nhìn (Vision Driven Investing).
Mô hình này bao gồm việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và xuyên suốt, vận động và tập hợp nhân viên đồng tâm hướng đến tầm nhìn và các mục tiêu này, đề ra các cột mốc thực hiện rõ ràng để hoàn tất tầm nhìn đó, đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện dựa trên các cột mốc đã đặt ra, loại bỏ hoạt động không hiệu quả và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hiệu quả...