Nói xấu sếp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho bạn (ảnh minh họa)
|
Làm thêm cho công ty cạnh tranh
Nếu bạn làm thêm cho công ty cạnh tranh, hoặc một công ty khác, bạn có thể đang vi phạm hợp đồng lao động nếu trong đó có quy định bạn không được làm việc cùng lúc cho công ty khác. Hãy kiểm tra lại hợp đồng lao động của mình. Kể cả nếu trong hợp đồng không đề cập tới, bạn cũng nên nói chuyện với sếp ngay từ đầu để xem liệu sếp có thể thông cảm không.
Say rượu trước mặt sếp hoặc đồng nghiệp
Dù bạn ra ngoài ăn tối cùng sếp, đồng nghiệp hoặc trong tiệc liên hoan của công ty, bạn cũng không được say xỉn hoặc cư xử quá đà. Duy trì một hình ảnh chuyên nghiệp là điều bắt buộc bất cứ khi nào bạn ở bên cạnh sếp, đồng nghiệp và những người làm việc cùng.
Phát ngôn những câu về giới tính, tôn giáo thể hiện thành kiến của bạn
Quyền tự do ngôn luận cho phép bạn nói những gì mình muốn, nhưng vấn đề là bạn có nên làm như vậy không? Bạn nên nhớ rằng động chạm tới những vấn đề nhạy cảm có thể làm tổn thương tới người khác và thể hiện sự mâu thuẫn. Hãy cẩn thận với những phát ngôn của mình, đặc biệt khi bạn là hình ảnh đại diện của công ty.
Quấy rối đồng nghiệp
Sếp sẽ bực mình nếu nghe thấy đồng nghiệp phản ánh bạn làm điều gì đó ngoài công sở khiến họ không thoải mái. Nếu sếp kết luận rằng sự quấy rối của bạn làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của đồng nghiệp, bạn có thể bị sa thải.
Post những hình ảnh gây phản cảm lên mạng
Bạn nghĩ rằng post bức ảnh mình uống rượu lên mạng là việc thú vị, nhưng nếu sếp nhìn thấy thì đó là một rắc rối lớn. Hãy nhớ tới hình ảnh bạn đang xây dựng trong mắt mọi người.
Tiết lộ bí mật của người khác
Tiết lộ bí mật của người khác là một việc làm trái đạo đức. Không những thế, nó còn ảnh hưởng tới công việc hiện tại và cả danh tiếng của bạn. Ngay cả những công ty cạnh tranh từng lợi dụng sự thiếu thận trọng của bạn, cũng sẽ không sẵn sàng tuyển dụng bạn.
Nói xấu sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng
Không ai thích có những điều tiếng không hay về mình. Nếu bạn nói xấu sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng, bạn sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng. Sếp có thể sa thải, đồng nghiệp xa lánh, còn khách hàng sẽ bỏ rơi bạn.
Post những nội dung mật của công việc lên blog
Nếu bạn có blog, hãy cẩn thận với những gì bạn viết về công việc của mình. Bạn nên tránh nói xấu sếp, đồng nghiệp, tiết lộ bí mật của sếp hoặc công ty… Nếu bạn vẫn muốn chia sẻ với mọi người về công việc của mình, tốt nhất bạn nên dùng bút danh hoặc không đưa thông tin chi tiết về bản thân để mọi người không xác định được bạn.
Xin nghỉ ốm trong khi không ốm
Bạn muốn dành một vài ngày để đi biển hoặc shopping. Bạn sẽ gọi điện báo ốm hay xin phép một kì nghỉ cá nhân? Nếu bạn chọn cách thứ nhất, hãy nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu sếp hoặc đồng nghiệp bắt gặp.