Kỹ năng ứng xử khi tranh luận

Xử lý các tình huống gây tranh cãi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những tình huống như vậy ta cần có những kỹ năng ứng xử khéo léo giải quyết sự việc một cách ổn thỏa nhất có thể.

1. Nhẹ nhàng hơn

Khi trong một cuộc tranh cãi, người ta thường dùng những lời lẽ cứng rắn để thể hiện cũng như bảo vệ quan điểm và khẳng định ý kiến bản thân là đúng. Vì vậy hãy cố gắng tiết chế ngữ khí và khéo lựa chọ từ ngữ hợp lí nhã nhặn hơn. Khi ta nói lên cách nghĩ, đánh giá sự việc thì hãy thể hiện qua những ngôn từ văn hóa, lịch sự nhưng đầy thuyết phục. Qua đó, chứng tỏ bản thân là một người bình tĩnh khôn ngoan trước tình huống tranh cãi gay gắt.

2. Hài hước

Điều này nghe có vẻ vô lý, bởi trong tình huống tranh cãi khó ai có thể giữ trạng thái tốt để pha trò được. Tuy nhiên, người nắm rõ cục diện vấn đề sẽ thêm vào cuộc tranh luận một vài câu nói hài hước. Chỉ cần một chút hài hước có thể làm dịu đi bầu không khí.Sự hài hước thể qua khéo léo vận dụng ngôn từ. Thật khó thực hiện được kỹ năng này, nhưng bạn hãy cứ luyện tập đi chắc chắn bạn sẽ là người được thu hút sau buổi tranh luận.

3. Biết im lặng và rút lui

Ở đây không có nghĩa là “một câu nhịn, chín câu lành”, mà im lặng để thay đổi trạng thái cảm xúc của hai bên và rút lui để tìm cơ hội tốt hơn cho cuộc tranh luận. Bất luận bạn đúng hay đối phương đúng, hoặc là cả hai đều chưa đúng, nếu như vấn đề bắt đầu có chiều hướng ngày càng mâu thuẫn và thái độ của hai phía có nguy cơ mất kiểm soát thì bạn hãy chủ động dừng lại.

Sau đó, bạn có thể tìm hiểu lại vấn đề, khi đã đủ khả năng chứng minh quan điểm của mình thì hãy tranh luận lại với đối phương vào một dịp khác.

Con người luôn tự tôn và có chút ích kỷ, không ai muốn nhận mình sai, mình thua cả. Cho nên, để xảy ra một cuộc tranh cãi rất dễ, nhưng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người biết tranh luận!


  • 19/06/2017 03:31
  • Nguồn bài: phapluatxahoi
  • 4435