Xây dựng nội quy lao động thế nào cho đúng?

Là một cán bộ công đoàn cơ sở chuyên trách trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của công đoàn tại cơ sở, qua hoạt động thực tế và các quy định của pháp luật về vấn đề kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động, tôi thấy có một số việc tổ chức công đoàn cần quan tâm và cần có sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn cấp trên với 2 kiến nghị sau:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò không thể thiếu trong kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động. Chức năng của công đoàn là bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao  động (NLĐ) được pháp luật quy định.

Để bảo vệ NLĐ, pháp luật đã thừa nhận vai trò của tổ chức công đoàn trong Hiến pháp, Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động và các văn bản khác có liên quan.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, kỷ luật lao động (KLLĐ) là những quy định việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ và điều hành sản xuất kinh doanh trong nội quy lao động.

Pháp luật đã quy định vấn đề KLLĐ bằng việc quy định ban hành Nội quy lao động (NQLĐ) áp dụng trong đơn vị có sử dụng lao động từ 10 người trở lên bằng văn bản sau khi thông qua cơ quan chức năng nhà nước về quản lý lao động cấp tỉnh.

Thẩm quyền ban hành NQLĐ thuộc về người sử dụng lao độ ng (NSDLĐ) nhưng trong thủ tục ban hành, Bộ Luật Lao động đã quy định quyền tham gia của công đoàn như sau:

- Trước khi ban hành NQLĐ, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

- Trong hồ sơ đăng ký NQLĐ được NSDLĐ gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh đăng ký phải có biên bản góp ý của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Khác với Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), công đoàn là một chủ thể trong quan hệ về xây dựng văn bản này và cũng như NSDLĐ, công đoàn có thẩm quyền quyết  định từng nội dung trong Thỏa ước;

Đối với NQLĐ, công đoàn không phải là một chủ thể đối trọng với NSDLĐ, ý kiến của tổ chức công đoàn chỉ có tính chất tham khảo. Mức độ sử dụng ý kiến của tổ chức công đoàn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của NSDLĐ.

Tuy nhiên đây là thủ tục bắt buộc, các ý kiến của công đoàn còn được lưu trong hồ sơ đăng ký NQLĐ; sẽ được cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh xem xét khi cho đơn vị SDLĐ đăng ký NQLĐ và xét thấy nếu không có nội dung trái với Pháp luật Lao động thì cơ quan quản lý Nhà nước về lao động thông báo NQLĐ đã được đăng ký.

Quy định là thế nhưng quyền tham gia ý kiến của tổ chức công đoàn với NSDLĐ về KLLĐ là quyền mang tính thụ động, bởi khi NSDLĐ tham khảo ý kiến thì tổ chức công đoàn mới tổ chức lấy ý kiến NLĐ.

Quy trình để  tổ chức công đoàn lấy ý kiến NLĐ về NQLĐ hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể, hay nói cách khác là chưa được pháp luật quy định. Đây chính là hạn chế cho việc áp dụng thống nhất việc tổ chức CĐCS lấy ý kiến của NLĐ trong  đơn vị của mình đối với NQLĐ.

Trên thực tế, NSDLĐ khi xây dựng NQLĐ, các hành vi vi phạm của NLĐ được cụ thể hóa và mở rộng hơn so với bộ luật, nhằm để gia tăng tính kỷ cương quản lý NLĐ, phù hợp với  đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động tại NQLĐ cao hơn hình thức xử lý do Bộ Luật Lao động quy định.

Những lỗi vi phạm của NLĐ nằm ngoài quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động quy  định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật sa thải, thì NSDLĐ áp dụng hình thức sa thải vào NQLĐ.

Như vậy để NQLĐ quy định các hành vi về KLLĐ tương ứng các hình thức quy  định của pháp luật, Nhà nước cần quy định cụ thể hơn (bắt buộc) theo các nội dung quy định tại Bộ Luật Lao động, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm xử lý bằng hình thức sa thải NLĐ.

Ý kiến của tác giả: Lê Văn Toàn


  • 13/05/2016 03:02
  • Nguồn: Bản tin Công đoàn Điện lực Việt Nam
  • 6013