Kiềm chế cảm xúc trong quan hệ giao tiếp

Trí thông minh tạo nên sự thành đạt cho mỗi con người, nhưng khả năng kiềm chế cảm xúc mới là điều quan trọng nhất. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

Ảnh minh họa

 
1. Cảm xúc trong quan hệ giao tiếp
 
Cảm xúc là "chất keo" kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để bạn hiểu chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác. Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên sự tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc, bạn sẽ có nhiều mối quan hệ tốt hơn và công việc phối hợp luôn đảm bảo "xuôi chèo mát mái".

Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu không lời khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công việc và trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội của mình.

2. Luyện tập cách kiềm chế cảm xúc

Gặp những tình huống khó khăn, căng thẳng trong công việc và mối quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, bạn đừng vội vàng quyết định bất cứ điều gì, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại. Bởi mọi quyết định vội vàng của bạn sẽ chỉ làm mọi chuyện khó khăn thêm.

Những người khó tính, hay chấp nhặt thường dễ bực dọc, bất ổn hơn người cởi mở, dễ hòa đồng. Vì thế, cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. Khi gặp những rắc rối, bất đồng trong công việc, tâm trạng của bạn có thể rất căng thẳng. Hãy thư giãn để tinh thần được thoải mái, giảm stress và phiền muộn. 

3. Học quản lý cảm xúc

- Bằng cách thay đổi suy nghĩ của mình: Chuyện gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn là một con đường thẳng, không một chút gồ ghề, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán. Vì vậy, hãy học quản lý cảm xúc mình, cách thay đổi suy nghĩ trong vấn đề bạn đang gặp phải. Học quản lý cảm xúc bằng cách ghi lại suy nghĩ của bạn: Viết ra giấy những gì bạn cảm thấy khó chịu, hoặc viết vào nhật ký. Bạn có thể viết tất cả những gì bạn nghĩ ngay lúc đó. Viết cũng là cách để bạn giải tỏa cảm xúc và nhìn nhận lại mình. Khi bạn bình tâm lại, hãy xem lại những gì bạn viết, chắc hẳn bạn sẽ tự biết cách giải quyết vấn đề. Hãy nhớ rằng việc thay đổi tình hình nằm trong tay bạn nhé.

- Bằng cách bùng nổ an toàn: Trong trường hợp mâu thuẫn tranh luận đạt đến cực trị, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Hãy cải tạo hoàn cảnh bằng cách kiếm một việc gì đó để làm. Có thể là đánh máy liên tục chẳng hạn, phương pháp này gần giống như việc bạn "trút giận" vào một công việc an toàn nào đó mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.

- Bằng một nụ cười: Hãy mỉm cười dù đó là một nụ cười miễn cưỡng, một nụ cười gượng gạo, thậm chí nhăn mặt cũng có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hạnh phúc hơn (cách cơ bản kỳ lạ mà con người có thể làm được 1 cách dễ dàng). Hãy nhớ rằng “bạn có thể lấy tất cả mọi thứ từ một người nhưng có một thứ duy nhất mà bạn sẽ không lấy được chính là sự tự do lựa chọn thái độ, lựa chọn cách phản ứng hoàn cảnh”. Và chúng ta luôn phải học cách quản lý cảm xúc, học cách đương đầu với chúng ngay từ bây giờ và đó là lúc kỹ năng giao tiếp của bạn đạt đến một đỉnh cao mới.


  • 21/04/2014 09:45
  • Tổng hợp theo Gockynang.vn
  • 2582


Gửi nhận xét