"Học nói" nơi công sở

Thành ngữ Việt Nam có câu “Học ăn, học nói, học gói học mở”. Dù bạn là chủ doanh nghiệp hay nhân viên mới, lời ăn tiếng nói luôn là điều mà bạn phải lưu ý.

Ảnh minh họa

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn tránh những lời nói tiêu cực và thể hiện quan điểm một cách khéo léo nơi công sở.

“Đó không phải việc của tôi” 

Câu trả lời ích kỷ này không những làm đồng nghiệp và sếp nổi giận mà còn có thể khiến bạn mất việc. Có thể công việc được giao chưa từng được đề cập đến trong bảng mô tả công việc của bạn, nhưng nếu đó là việc trong tầm tay để đóng góp cho sự phát triển của công ty thì bạn không nên từ chối. Nếu chuyện giao việc ngoài chuyên môn diễn ra quá thường xuyên, bạn có thể đề nghị một cuộc trao đổi nghiêm túc và thẳng thắn với bộ phận nhân sự thay vì phản ứng ngay lập tức với sếp và đồng nghiệp.

“Tôi không thích” 

Nếu bạn thẳng thắn phê bình chuyện này chuyện kia nơi công sở, bạn sẽ mau chóng bị cô lập. Có rất nhiều cách để góp ý và đánh giá, bạn nên chọn cách mềm mỏng nhất. Hãy thay tất cả những từ ngữ tiêu cực bằng những từ tích cực hơn và chú ý vào việc đưa ra giải pháp hơn là phê bình. Ví dụ, thay vì nói “Tôi không thích”, hãy đề nghị “Tôi nghĩ chỗ này chưa ổn, chúng ta có thể làm theo cách này”. 

“Tôi bận quá”

Trong trường hợp bạn thực sự đang quá tải, hãy từ chối khéo léo hơn “Tôi đang làm dở một số việc, khi nào xong tôi sẽ hỗ trợ anh/chị ngay”.

“Ngày làm việc của tôi đã kết thúc rồi”
 
Sinh ra nhiệm vụ là để hoàn thành đúng thời hạn, và nếu như việc chưa xong thì chi tiết hết giờ làm việc của một ngày hẳn không phải là cản trở nghiêm trọng đối với mục tiêu chính - hoàn tất công việc được giao bằng bất kỳ mọi giá. Cũng cần nói thêm, các điều tra xã hội học cho thấy đa số các vị lãnh đạo đều tán thành quan niệm này.
 
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói, tránh hậu quả của việc “lỡ lời” ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn. 


  • 24/03/2014 02:07
  • Tổng hợp theo Doanh nhân Sài Gòn
  • 1910


Gửi nhận xét