Nguyên tắc vàng khi tiếp khách VIP

Nếu bạn đang chờ đợi việc ký kết hợp đồng, hoặc hướng đến một cuộc hẹn với một khách hàng rất “nặng ký”, hãy chuẩn bị thật kỹ tác phong và tuân theo những nguyên tắc sau để tỏ ra hơn hẳn mọi đối thủ khác, mà vị khách VIP kia từng được họ mời mọc.

Luôn kiểm soát thời gian được khách hàng cho phép (ảnh minh họa)

1. Nguyên tắc thứ nhất: Quý trọng thời gian

Những vị khách VIP luôn rất bận rộn và những người gác cửa sẽ ít khi cho phép bạn vào sớm hơn thời điểm hẹn trước. Nếu phải đợi chờ lâu thì điều ấy có thể sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Sẽ là hợp lý, nếu bạn đến sớm hơn một chút thôi để chuẩn bị tinh thần cho buổi gặp mặt. Trong trường hợp bạn đến quá sớm, hãy dạo quanh những quán cà phê ở góc đường, hơn là tiến thẳng vào khu vực tiếp tân. Bạn chỉ nên thông báo với người tiếp tân vào thời điểm trước cuộc hẹn hai, ba phút.

Khi vào gặp khách, cần nhớ tôn trọng thời gian của họ. Nếu chỉ được sắp xếp mười phút cho cuộc gặp này, bạn phải làm được một trong hai điều sau: Hoặc bước ra, hoặc trả lời các câu hỏi. Trong quá trình trả lời những thắc mắc của khách hàng, cần chú ý đến con số mười phút bạn có. Nếu cần thêm thời gian, bạn nên nói với khách rằng, bạn sẽ hân hạnh để trả lời tất cả mọi quan tâm của người ấy nếu có thể có thêm vài phút.

2. Nguyên tắc thứ hai: Đừng kể với khách nghe về lĩnh vực kinh doanh của họ

Khách sẽ chẳng cần quan tâm bạn đã làm việc trong lĩnh vực này bao lâu. Đừng làm khách cảm thấy khó chịu bằng cách tuyên bố rằng, giải pháp bạn cung ứng sẽ giúp cách tân hoàn toàn cỗ máy hoạt động của doanh nghiệp người ấy. Những vị khách VIP rất không ưa nghe những điều như thế.

3. Nguyên tắc thứ ba: Nói về sự khác biệt của chính doanh nghiệp bạn

Đây là một câu hỏi rất khôn ngoan của khách VIP: “Anh khác biệt hơn hẳn các đối thủ khác ra sao?”. Nếu bạn nói rằng bạn không muốn nói xấu đối thủ, xem ra chính bạn đã chống lại công việc bán hàng của mình.

Khi gặp phải câu hỏi ấy, khách không hề có ý yêu cầu bạn nói xấu đối thủ, mà chỉ kỳ vọng bạn sẽ biết cả về sản phẩm của các đối thủ trên thị trường. Câu trả lời đúng là cung cấp cho ông ta thấy, những chi tiết cụ thể là ưu thế của doanh nghiệp bạn vượt trội hơn doanh nghiệp khác. Chính chi tiết ấy sẽ chứng tỏ với khách một điều - bạn thật sự là người chuyên nghiệp.

4. Nguyên tắc thú tư: Ghi chú

Có một cổ ngữ Trung Hoa: “Một văn bản viết mơ hồ nhất vẫn mạnh hơn một trí nhớ cừ khôi”. Trừ phi bạn có được một trí nhớ cực nhạy, hãy chuẩn bị ghi nhớ những thông tin cần thiết hoặc các ý kiến của khách. Đừng để khách phải đọc lại danh tính, địa điểm hoặc các thống kê số liệu, chỉ vì bạn không nhớ được.

Ngoài ra, ghi chú đáng được xem là một biểu hiện của sự tôn trọng người nói. Nó cũng mang ý nghĩa rằng, bạn có thể chỉ cần nghe những chia sẻ từ họ với một lần duy nhất và họ có thể tin tưởng bạn vào điều ấy.

5. Nguyên tắc thứ năm: Biết trước điều khách hàng cần

Điểm mấu chốt tạo nên nguyên tắc cuối cùng này là đừng để vị khách VIP phải ghi chép những gì bạn nói. Một khi phần trình bày đã hoàn tất, hãy để lại cho khách một văn bản có nội dung súc tích, thực tế, có cấu trúc rõ ràng, tóm tắt lại toàn bộ những thông tin bạn vừa trao đổi.

 


  • 15/05/2012 09:54
  • Theo success.edu.vn
  • 3312


Gửi nhận xét