Hãy giao tiếp với sếp đúng như một nhân viên với sếp chứ không phải một "phụ huynh" (ảnh minh họa)
|
Cố gắng tìm hiểu kỹ trước khi đánh giá năng lực của sếp. Biết đâu có khi bạn lại học được điều gì đó từ nhân vật trẻ tuổi này.
Tất cả vì hiệu quả công việc. Khi có mâu thuẫn xảy ra, cố gắng đừng làm mọi việc trở nên căng thẳng hơn. Theo kinh nghiệm của bạn nếu thấy sếp quyết định như vậy không phù hợp, hãy nói với sếp những lo lắng của bạn, cố gắng tìm những điểm chung và phân tích rõ ràng cho sếp hiểu. Luôn đề cao kết quả công việc, chắc chắn sếp sẽ lắng nghe bạn đấy.
Hãy là một nhân viên, chứ không phải "phụ huynh" của sếp. Cho dù sếp có thể chỉ bằng tuổi con bạn, cũng không nên nói chuyện kiểu dạy đời, tránh sử dụng "theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta cần...".
Trang bị đầy đủ kỹ năng. Khi bạn thấy mình chưa tự tin về một kỹ năng nào đó, hãy tham gia các khóa đào tạo. Sếp sẽ luôn đề cao tinh thần học hỏi của bạn, và không bao giờ có chuyện đánh giá thấp bạn chỉ vì bạn muốn bồi dưỡng thêm. Ngược lại, khi bạn giỏi một vấn đề gì mà công ty đang cần, hãy nói với sếp.
Tôn trọng sự khác biệt về giao tiếp. Hiểu phong cách giao tiếp của sếp và nhanh chóng thích nghi với phong cách đó. Có thể vào thời của bạn, mọi người thích làm việc bằng điện thoại hoặc nói chuyện trực tiếp, nhưng hiện nay hầu hết các sếp trẻ đều thích sử dụng thư điện tử. Bạn cũng nên sử dụng phương tiện này để gửi báo cáo cho sếp.
Cởi mở hơn với sếp. Thực tế, sếp trẻ cũng cảm thấy áp lực vì làm việc với người có kinh nghiệm và hiểu biết hơn mình. Sếp có thể nghĩ bạn chỉ chờ đợi những sai lầm của sếp để thay thế vị trí hiện tại. Vì vậy, hãy cởi mở hơn, ngầm biểu hiện cho sếp biết sếp là người có năng lực cao nhất ở công ty. Điều này giúp sếp cảm thấy thoải mái hơn, coi bạn là một đồng minh hơn là một đối thủ cạnh tranh.